Sử dụng cỏ khô

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ "Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số giống cỏ Hoà Thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt" (Trang 41 - 42)

Khi cỏ khô được cho ăn tự do hoặc phối hợp với thức ăn ủ chua, thức ăn tinh, thức ăn củ quả, rỉ mật và các phụ phẩm chế biến lương thực, thực phẩm khác cần cho bò ăn cỏ xanh sau khi cho ăn cỏ khô, không nên cho bò ăn cỏ tươi trước vì chúng sẽ ít ăn cỏ khô.

Mỗi ngày có thể cho trâu, bò ăn từ 3 - 5 kg cỏ khô. Nên phối hợp cỏ khô với các loại thức ăn xanh, củ quả, thức ăn ủ với tỷ lệ cỏ khô bằng 1/3 khẩu phần là vừa phải. Về mùa xuân, nhiều cỏ non, nên cho trâu, bò ăn vài kilogam cỏ khô trước khi chăn thảđể tránh ỉa chẩy (Đoàn Ẩn và Võ Văn Trị, 1976) [2].

Giá trị 1 kg cỏ khô tương đương với 3 - 4 kg cỏ tươi, như vậy trong vụđông- xuân mỗi trâu, bò chỉ cần dự trữ từ 300 - 500 kg cỏ khô.

Có 3 cách s dng c khô cho gia súc là:

Cho ăn tự do, cho ăn theo ngày và kiểm soát. Ở hệ thống cho ăn tự do, các kiện cỏ khô được đưa vào cho gia súc và chúng có thể ăn vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, với hệ thống này có thể dẫn đến lãng phí thức ăn đến 36 % do gia súc dẫm đạp. Để giảm thiểu tình trạng này, có thể cho ăn từng kiện vào từng thời gian cụ thể, sau khi ăn hết mới cho kiện khác

Trong hệ thống cho ăn theo ngày, các kiện cỏ khô được mở và cắt ra cho ăn theo khẩu phần hàng ngày và đểở trên mặt đất hay máng ăn. Dùng hình thức này sẽ giảm được lãng phí cỏ khi cho gia súc ăn, vì chỉ mất 30 phút đến 1 giờ cho 1 lần ăn. Tỷ lệ mất mát thức ăn chỉ dưới 2 %.

Kiểm soát thức ăn bằng cách điều chỉnh các thanh gỗ, qua đó gia súc có thể thò dần đầu vào lấy thức ăn và giảm được lao động, giảm thiểu cỏ bị bẩn và bị giẫm đạp. Lượng mất mát thấp hơn 3 % (Rider A. R., 1979) [169].

Tác giả Vũ Chí Cương, (2004) [17] cho biết, khi thay thế 100 % và 50 % thức ăn thô của địa phương bằng cỏ alfalfa khô nhập từ Hoa Kỳ đã làm tăng lượng thu nhận chất khô, UFL, PDI và năng suất sữa của bò lai hướng sữa nuôi ở Hà Nội và vùng phụ cận.

Theo Bùi Đức Lũng, (2005) [43] cỏ khô được cho ăn tự do, có thể phối hợp với thức ăn ủ chua, thức ăn tinh, thức ăn củ quả... Cần cho ăn thêm cỏ tươi sau khi ăn cỏ khô. Còn đối với sử dụng rơm khô thì cần bổ sung cỏ tươi và đặc biệt lượng hỗn hợp tinh cao hơn so với khi ăn cỏ khô. Khi kiềm hóa rơm làm thức ăn cho bò bằng các hình thức như dùng nước vôi tôi hay ủ với ure, kết hợp vôi và ure thì sau thời gian ủ từ 2 - 3 tuần (hè - đông) có thể lấy cho gia súc ăn.

Lindsay và CS, (1982) [144] cho biết, khi bê ăn cỏ Spear khô và cỏ Spear khô ủ ure + sulphur, thì bê thu nhận thức ăn ở mức 4,1 kg/con/ngày đối với cỏ khô và tăng lên 6,2 kg/con/ngày đối với cỏ ủ ure và làm thay đổi khối lượng bê theo chiều hướng tốt.

Khi sử dụng rơm khô không xử lý, thì lượng thức ăn thu nhận của động vật nhai lại là 3,06 kg/con/ngày, nhưng khi được xử lý bằng ure với tỷ lệ 5 % đã làm tăng lượng thu nhận lên 3,82 kg/con/ngày (tăng 25 %). Đồng thời tăng lượng vật chất khô tiêu hóa được của rơm khô từ 1,68 lên 2,48 kg/con/ngày (tăng 48 %) (Hart F và Wanapat, 1992) [127].

Theo Vũ Ngọc Tý và CS, (1978) [77] bê nuôi thịt có khối lượng từ 70 - 100 kg thể trong cuối kỳ chỉ cho ăn 1 kg cỏ khô/con/ngày. Từ khối lượng từ 130 - 220 kg thể trọng cuối kỳ thì cho ăn 3 kg rơm/con/ngày.

Theo các tác giả Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly, (2001) [11]; Hoàng Toàn Thắng và Trần Trang Nhung, (2006) [63] khi sử dụng rơm ủ ure nuôi bò cho kết quả tăng khối lượng tốt hơn là rơm không được xử lý. Khi sử dụng rơm, thân cây ngô hay lá mía ủ thì chi phí thức ăn giảm thấp.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ "Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số giống cỏ Hoà Thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt" (Trang 41 - 42)