3.1.1. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm
Một số thành phần của đất như Nitơ tổng số; P2O5 tổng số và dễ tiêu, K2O tổng số và trao đổi, pHvà OM của đất đã được phân tích. Kết quảđược trình bày tại bảng 3.1.
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm
Chỉ tiêu Giá trị pHHCl 4,750 Nitơ tổng số, % 0,066 P2O5 tổng số, % 0,082 P2O5 dễ tiêu, mg/100g 2,700 K2O tổng số, % 0,123 K2O trao đổi, mg/100g 1,747 OM, % 7,120
Kết quả phân tích đất khu vực thí nghiệm cho thấy: độ pH thuộc loại chua vừa (4,75) không hoàn toàn phù hợp đối với các cỏ thí nghiệm. Còn các chất dinh dưỡng khác trong đất lần lượt như sau: Nitơ tổng số: 0,066 %, P2O5 tổng số: 0,082 %, P2O5 dễ tiêu: 2,700 mg/100g, K2O tổng số 0,123 %, K2O trao đổi: 1,747 mg/100g, OM: 7,120 %. Theo Từ Quang Hiển và CS, (2002) [32] về xếp hạng dinh dưỡng đất thì đất của khu vực thí nghiệm thuộc loại chua vừa và là loại đất nghèo dinh dưỡng, vì vậy để canh tác tốt ta cần bón phân và vôi để tăng dinh dưỡng và độ pH cho đất.
3.1.2. Khí tượng khu vực thí nghiệm từ 2004 - 2009
Thái Nguyên là một tỉnh trung du - miền núi của vùng Đông Bắc Việt Nam, vì vậy nó mang đặc trưng của khí hậu phía Bắc, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa đông lạnh và ẩm, đôi khi có sương muối, do đó sinh trưởng của thực vật ở các mùa vụ khác nhau có sự khác nhau. Kết quả theo dõi về khí tượng tại Thái nguyên từ năm 2004 đến 2009 được trình bày tại bảng 3.2.
Bảng 3.2: Giá trị trung bình về khí tượng Thái Nguyên từ năm 2004 - 2009 Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB/ th¸ng Tổng năm Nhiệt độ (0 C) 16,1 17,6 20,1 23,9 26,9 28,9 28,8 27,9 27,6 25,8 21,8 17,8 23,6 Ẩm độ (%) 78,8 82,4 86,4 84,8 81,2 82 83,8 85,4 82,2 80,2 79,6 78,2 82 Lượng mưa (mm) 13 29 59 86 244 215 389 299 227 58 96 29 145 1742
(Số liệu: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên)
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm của khu vực là 23,60C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, 7, 8, 9 là 28,9; 28,8; 27,9 và 27,60C, trong đó, một số ngày trong các tháng, nhiệt độ lên trên 38, 390C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất là vào các tháng 1, 2 và tháng 12 là 16,1; 17,6 và 17,80C, trong đó có những ngày hoặc từng đợt ngắn ngày hay dài ngày nhiệt độ xuống dưới 150C, đồng thời đôi lúc có sương muối. Nhiệt độ một số ngày quá cao trong mùa hè và quá thấp trong mùa đông đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của cỏ.
Ẩm độ: Ẩm độ không khí trung bình các năm là 82 %. Còn trong mùa khô hay mùa mưa thì độ ẩm không khí đều thuận lợi cho cỏ sinh trưởng và phát triển, dao động từ 78,8 đến 86,4 %.
Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình các năm theo dõi là 1742 mm. Còn lượng mưa các tháng trong năm phân bố không đều, cao nhất vào các tháng mùa mưa (tháng 4, 5, 6, 7, 8 và 9) với mức trung bình là: 86; 244; 215; 389; 299 và 227 mm, riêng tháng 4 cũng thuộc tháng mùa mưa, tuy nhiên, mức độ biến động lượng mưa trong tháng 4 ở các năm khác nhau là rất khác nhau, do đây là tháng giao nhau giữa mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa đạt thấp nhất vào các tháng mùa khô (tháng 1, 2, 3, 10, 11, 12) với mức trung bình là 13; 29; 59; 58; 96 và 29 mm. Các tháng 1, 2 và 12 luôn là các tháng có lượng mưa thấp nhất trong năm, cỏ thường không có đủ nước, nên sinh trưởng rất chậm, cộng thêm nhiệt độ các tháng này thấp nhất trong năm nên càng bất lợi cho cỏ hơn.
Như vậy, lượng mưa hoàn toàn đáp ứng cho cỏ trong mùa mưa, còn mùa khô thì thiếu.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng N hi ệ t đ ộ
Nhiệt độ tối đa Nhiệt độ tối thiểu Nhiệt độ trung bình Đồ thị 3.1: Nhiệt độ trung bình từ năm 2004 - 2009
0 100 200 300 400 500 600 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng m m
Lượng mưa tối cao Lượng mưa tối thấp Lượng mưa trung bình Đồ thị 3.2: Sự phân bố lượng mưa trong 5 năm (2004 - 2009)
3.1.3. Tỷ lệ sống của các cỏ thí nghiệm tính theo khóm
Tỷ lệ cỏ sống được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số khóm cỏ sống trên tổng số khóm trồng. Kết quảđược trình bày tại bảng 3.3.
Bảng 3.3: Tỷ lệ sống của các cỏ thí nghiệm sau trồng 30 ngày (%) TT Tên cỏ Tỷ lệ sống (%) TT Tên cỏ Tỷ lệ sống (%) 1 P. atratum 95,24 2 S. splendida 91,53 3 B. decumbens 89,95 4 B. decumbens 1873 86,24 5 B. brizantha 87,83 6 B. brizantha 6387 88,89
Số liệu bảng 3.3 cho thấy cả 6 giống cỏ đều có tỷ lệ sống trung bình trên 86 %. Trong đó cao nhất là có P. atratum là 95,24 % và tiếp theo là cỏ S. splendida đạt 91,53 %, còn các cỏ khác tỷ lệ thấp hơn. Kết quả của chúng tôi tương tự như kết quả thử nghiệm của Kanno và Macedo, (2001) [135] về khả năng thích nghi của P. atratum và
B. brizantha, B. decumbens trên vùng đất lầy. Chúng tôi trồng cỏ vào thời điểm đầu mùa mưa, lúc này, tuy có lượng mưa nhỏ, nhưng kéo dài, sau đó lại nắng gắt trở lại ngay, nên gây bất lợi cho cỏ. Theo chúng tôi thì điều bất lợi ởđây chính là do mưa nhiều làm cho đất quá ẩm ướt, đất bị kết dính lại, mất đi sự tơi xốp, thoáng khí, rễ cỏ bị bó chặt. Hơn nữa, trong thời gian này rễ cỏ chưa phát triển mới và đang bị tổn thương nên khi gặp độ ẩm cao rễ cỏ bị thối và dẫn đến chết. Vì vậy, chỉ những cỏ nào chịu được ngập úng thì tỷ lệ sống mới cao.
3.1.4. Năng suất của cỏ
Chúng tôi đã tiến hành theo dõi năng suất cỏ thí nghiệm trong 2 năm. Kết quả theo dõi năng suất cỏ của năm thứ nhất được thể hiện ở bảng 3.4:
Bảng 3.4: Năng suất các lứa cắt năm thứ nhất (tạ/ha/lứa)
TT Tên cỏ Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 TB 1 P. atratum 143,89 218,89 215,00 141,11 90,56 161,89 2 S. splendida 68,89 88,33 85,56 36,67 28,33 61,56 3 B. decumbens 106,11 117,22 105,00 61,11 50,00 87,89 4 B. decumbens 1873 71,67 98,33 76,67 48,33 33,89 65,78 5 B. brizantha 92,22 118,89 101,67 66,11 46,11 85,00 6 B. brizantha 6387 176,11 180,56 165,56 98,89 86,11 141,45
Năng suất ở các lứa cắt khác nhau có sự khác nhau. Theo quy luật chung thì, năng suất cỏở lứa cắt thứ 2 bao giờ cũng lớn hơn năng suất lứa thứ nhất, ở lứa thứ 3 năng suất cỏ thấp hơn lứa thứ hai, còn từ lứa thứ 4 và 5 trởđi thì năng suất lứa sau giảm so với lứa trước. Vì thời điểm này là mùa khô, lượng mưa ít, độẩm của đất thấp
dần, nhiệt độ, cường độ chiếu sáng giảm, đôi lúc có ngày có sương muối nên bất lợi cho cỏ phát triển. Mặt khác, dinh dưỡng đất giảm do cung cấp cho các lứa trước, đất khô rễ cỏ khó hoạt động để hút chất dinh dưỡng, các tế bào không đủ độ bão hòa để phát triển, nên đã ảnh hưởng tới tốc độ tái sinh của cỏ. Để khắc phục hiện tượng này người ta thường phải bón phân chuồng và N.P.K vào cuối năm, kết hợp với tưới nước cho đồng cỏ, nếu cần thiết thì có thể bón cả vôi.
So sánh năng suất chất xanh trung bình của các giống cỏ ở năm thứ nhất với nhau cho thấy: Năng suất trung bình của một lứa cắt của cỏ ở năm thứ nhất đạt từ 61,56 tạđến 161,89 tạ, trong đó có cỏ P. atratum đạt năng suất cao nhất là 161,89 tạ/ha/lứa tiếp sau đó năng suất xếp lần lượt từ cao xuống thấp như sau B. brizantha 6387: 141,45 tạ/ha/lứa, B. decumbens: 87,89 tạ/ha/lứa, B. brizantha: 85,00 tạ/ha/lứa,
B. decumbens 1873: 65,78 tạ/ha/lứa, cỏS. splendida có năng suất trung bình thấp nhất là 61,56 tạ/ha/lứa.
Kết quả khảo sát năng suất cỏở từng lứa cắt và năng suất trung bình của các lứa cắt trong năm thứ 2, được trình bày ở bảng 3.5:
Năng suất trung bình của các lứa cắt của cỏ thí nghiệm ở năm thứ 2 đạt từ 67,22 tạ/ha/lứa đến 156,90 tạ/ha/lứa, trong đó cao nhất là cỏ P. atratum đạt 156,90 tạ/ha/lứa tiếp theo là B. brizantha 6387: 124,36 tạ/ha/lứa, B. decumbens: 90,00 tạ/ha/lứa, B. brizantha: 82,38 tạ/ha/lứa, B. decumbens 1873: 74,05 tạ/ha/lứa, cỏ
S. splendida có năng suất trung bình thấp nhất là 67,22 tạ/ha/lứa.
Bảng 3.5: Năng suất các lứa cắt năm thứ hai (tạ/ha/lứa)
TT Tên cỏ Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 Lứa 7 TB 1 P. atratum 51,11 178,89 235,56 228,33 177,22 124,44 102,78 156,90 2 S. splendida 23,89 68,33 100,56 98,33 80,00 65,56 33,89 67,22 3 B. decumbens 35,56 89,44 137,78 127,78 98,89 81,67 58,89 90,00 4 B. dec 1873 33,89 79,44 102,22 103,33 93,89 57,78 47,78 74,05 5 B. brizantha 35,00 94,44 112,78 112,78 96,11 73,33 52,22 82,38 6 B. bri 6387 38,33 134,44 189,44 173,33 128,89 116,11 90,00 124,36
Năm thứ 2: Lứa đầu tiên năng suất đạt từ 23,89 đến 51,11 tạ/ha/lứa, sau đó tiếp tục tăng và đạt đỉnh cao ở lứa thứ 3 (trừB. decumbens 1873 là đạt đỉnh cao ở lứa thứ 4 còn B. brizantha thì giữ nguyên) sau đó giảm dần ở lứa 5 cho đến lứa 7, đặc biệt, ở lứa 7 năng suất là thấp nhất chỉ còn từ 33,89 đến 102,78 tạ/ha/lứa. Sự biến động của năng suất giữa các lứa là do năng suất cỏ phụ thuộc vào lượng mưa
và nhiệt độ trong năm; lứa 1 và lứa 6, 7 đều nằm trong mùa khô; cỏ gặp nhiều bất lợi như: nhiệt độ thấp, lượng mưa thấp và độ ẩm đất và không khí thấp, đôi khi có sương muối, dinh dưỡng đất đã bị giảm do cung cấp cho các lứa trước... nên cỏ tái sinh chậm dẫn đến năng suất cỏ thấp.
3.1.5. Thành phần hóa học của cỏ
Chúng tôi đã tiến hành phân tích thành phần hóa học của cỏở tuổi thu hoạch là 45 ngày, kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.6.
Các cỏ thí nghiệm có tỷ lệ vật chất khô (VCK) từ 13,93 - 21,31 %, cụ thể là cỏB. decumbens: 21,31 %, B. decumbens 1873: 21,16 %, B. brizantha6387: 20,27 %. Các cỏ B. brizantha, P. atratum có tỷ lệ VCK lần lượt là 19,92 % và 19,31 %, thấp nhất là S. splendida chỉ có 13,93 %.
Tỷ lệ protein trong cỏ tươi của các cỏB. decumbens (thuần và lai) B. brizantha
(thuần và lai) đạt trên 2 %, các cỏ còn lại dưới 2 %, trong đó thấp nhất là P. atratum chỉ đạt 1,75 %.
Bảng 3.6: Thành phần hóa học của các cỏ thí nghiệm (%)
Protein Lipit TS Xơ TS DXKN Khoáng TS Tên cỏ VCK
Tươi VCK Tươi VCK Tươi VCK Tươi VCK Tươi VCK
P. atratum 19,31 1,75 9,06 0,41 2,12 7,58 39,25 7,48 38,74 2,09 10,82 S. splendida 13,93 1,79 12,85 0,52 3,73 5,25 37,69 4,85 34,82 1,52 10,91 B. decumbens 21,31 2,28 10,69 0,46 2,16 8,28 38,85 8,36 39,23 1,93 9,06 B.dec 1873 21,16 2,05 9,69 0,47 2,22 7,93 37,48 8,80 41,59 1,91 9,03 B. brizantha 19,92 2,03 10,19 0,51 2,56 7,56 37,95 7,86 39,46 1,96 9,84 B.bri 6387 20,27 2,11 10,41 0,43 2,12 7,62 37,59 8,21 40,50 1,90 9,37
Tỷ lệ protein trong vật chất khô của cỏ đạt từ 9,06 % - 12,85 % cụ thể là cỏ
S. splendida: 12,85 %, B. decumbens: 10,69 %, B. brizantha 6387: 10,41 %, B. brizantha: 10,19 %. Các cỏ có tỷ lệ protein trong vật chất khô thấp dưới 10 % là B. decumbens 1873: 9,69 %, và thấp nhất là P. atratum: 9,06 %. So sánh kết quả của Nguyễn Văn Quang, (2002) [56] về tỷ lệ protein trong vật chất khô trong cỏ thí nghiệm thì kết quả của chúng tôi là cao hơn (ở cỏB. decumbens 10,69 % so với 9,35 %), còn thấp hơn ở cỏ
P. atratum (9,06 % so với 10,29 %). So sánh với kết quả của Hoàng Thị Lảng và Lê Hòa Bình, (2004) [40] về hàm lượng protein trong vật chất khô của hai loại cỏ
B. decumbens 1873, B. brizantha 6387, thì kết quả của chúng tôi là cao hơn, tương ứng là 9,69 % (B. decumbens 1873) và 10,41 % (B. brizantha 6387) so với
8,40 % và 8,14, sự sai sai khác này là không đáng kể và là tất yếu vì hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi cỏ, phân bón, nơi trồng.
Tỷ lệ lipit trong cỏ thấp, trong cỏ tươi từ 0,41 % - 0,52 %, tính theo VCK từ 2,12 % - 3,73 %.
Tỷ lệ xơ trong cỏ tươi dao động từ 5,25 % ở cỏS. splendida cho đến 8,28 % ở cỏ
B. decumbens, còn tính theo VCK của cỏ thì dao động từ 37,48 % ở cỏB. decumbens 1873 cho đến 39,25 % ở cỏP. atratum, bốn giống cỏ còn lại có tỷ lệ xơ dao động ở mức 37,59 % đến 38,85 %.
Tỷ lệ dẫn xuất không chứa Nitơ (DXKN): đối với cỏ tươi dao động từ 4,85 % ở cỏS. splendidađến 8,80 % ở cỏB. decumbens 1873, các cỏ còn lại được xếp theo thứ tự từ thấp lên cao là P. atratum 7,48 %; B. brizantha 7,86 %; B. brizantha 6387: 8,21 % và B. decumbens: 8,36 %. Trong VCK của cỏ, tỷ lệ DXKN dao động từ 34,82 % đến 41,59 %, trong đó cao nhất là B. decumbens 1873: 41,59 % và thấp nhất là S. splendida: 34,82 %, còn các cỏ còn lại là P. atratum: 38,74 %, sau đó lần lượt là B. decumbens: 39,23 %; B. brizantha: 39,46 %; B. brizantha 6387: 40,50 %.
Tỷ lệ chất khoáng trong cỏ tươi dao động từ 1,52 % - 2,09 %, còn trong VCK chiếm từ 9,03 % ở cỏ B. decumbens 1873đến 10,91 % ở cỏS. splendida, các cỏ còn lai dao động từ 9,06 % đến 10,82 %. So sánh kết quả phân tích của chúng tôi về hàm lượng khoáng tổng số của cỏB. decumbens 1873, B. brizantha 6387 với kết quả phân tích của Hoàng Thị Lảng và Lê Hòa Bình, (2004) [40] thì kết quả của chúng tôi là cao hơn, lần lượt là 9,03 % so với 6,37 % (ở cỏ B. decumbens 1873) và 9,37 % so với 7,55 % (ở cỏ B. brizantha 6387), sự chênh lệch này có thể do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của hai vùng và thời điểm thu cắt khác nhau.
Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi và so sánh với kết quả của các tác giả khác trong nước thì có thể thấy rằng năng suất và chất lượng cỏ có thểảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như đất trồng, loài cỏ, điều kiện khí hậu, lượng mưa các vùng khác nhau, kỹ thuật canh tác, giai đoạn phát triển, khoảng cách cắt... mà các tác giả nước ngoài như: (Bilal, 1998) [93]; (Kaiser and Piltz, 2000) [133]; (Kim và CS, 2001) [138]; (Rashid and Salim, 1989) [165]; (Rehman và Khan, 2003) [167]; (Siefers và CS, 1997) [182]; và (Yar and Waheed, 1991) [201] đã công bố.
3.1.6. Sản lượng cỏ tươi, vật chất khô, protein của cỏ thí nghiệm
Căn cứ vào năng suất cỏ tươi của các lứa cắt chúng tôi đã tính được sản lượng cỏ tươi và căn cứ vào tỷ lệ VCK, protein và các thành phần hóa học khác của
cỏ, chúng tôi đã tính được sản lượng VCK (tấn/ha/năm) và protein (kg/ha/năm) của cỏ nhưở bảng 3.7.
Bảng 3.7: Sản lượng cỏ tươi, vật chất khô và protein (tấn/ha/năm)
Năm thứ nhất Năm thứ hai Tổng hai năm Tên cỏ CX VCK Pr CX VCK Pr CX VCK Pr P. atratum 80,944 15,630 1,416 109,833 21,209 1,921 190,777 36,839 3,337 S. plendida 30,778 4,289 0,551 47,056 6,555 0,842 77,834 10,844 1,393 B. decumbens 43,944 9,365 1,001 63,000 13,425 1,435 106,944 22,790 2,436 B. dec 1873 32,889 6,959 0,674 51,833 10,968 1,063 84,722 17,927 1,737 B. brizantha 42,500 8,466 0,862 57,667 11,487 1,170 100,167 19,953 2,032 B. bri 6387 70,722 14,335 1,492 87,056 17,646 1,837 157,778 31,981 3,329 Ở năm thứ nhất, sản lượng cỏ tươi (tấn/ha/năm) dao động từ 30,778 đến 80,944 tấn/ha/năm, trong đó sản lượng cao nhất ở cỏP. atratum và thấp nhất ở cỏS. splendida. Xếp thứ tự về sản lượng cỏ tươi từ cao xuống thấp lần lượt là: P. atratum: 80,944 tấn/ha/năm; B. brizantha 6387: 70,722 tấn/ha/năm; B. decumbens: 43,944 tấn/ha/năm;
B. brizantha: 42,500 tấn/ha/năm; B. decumbens1873: 32,889 tấn/ha/năm và thấp nhất là cỏS. splendida: 30,778 tấn/ha/năm.
Sản lượng vật chất khô cao nhất là cỏ P. atratum (15,630 tấn/ha/năm) và thấp nhất là cỏ S. splendida (4,289 tấn/ha/năm), các cỏ còn lại xếp thứ tự từ cao xuống thấp lần lượt là B. brizantha6387: 14,335 tấn/ha/năm, B. decumbens: 9,365 tấn/ha/năm, B. brizantha: 8,466 tấn/ha/năm và B. decumbens 1873: 6,959 tấn/ha/năm.
Ở năm thứ hai, sản lượng cỏ tươi cao hơn năm thứ nhất, đạt từ 47,056 tấn/ha/năm ở cỏ S. splendida đến 109,833 tấn/ha/năm ở cỏ P. atratum. Thứ tự xếp