170 ngày Gói thầu số 8 Đấu thầu rộng rã
4.3.6. Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động đấu thầu để ngăn ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm những vi phạm hay những tiêu cực trong đấu thầu
phát hiện, xử lý nghiêm những vi phạm hay những tiêu cực trong đấu thầu
Dù Luật đấu thầu đã được ban hành và có hiệu lực, dù đã được đào tạo một cách có bài bản, nhưng chất lượng đấu thầu vẫn có thể không đạt được chất lượng như mong muốn nếu thiếu đi hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên trong hoạt động đấu thầu.
nhà thầu của chủ UBND huyện Tam Nông và kiên quyết khuyến khích, động viên các nhà thầu phát hiện và đưa ra những tiêu cực trong đấu thầu.
Thanh tra, kiểm tra trước hết có vai trò phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật để xử lý nghiêm minh, làm gương cho những người khác. Thứ hai, thanh tra, kiểm tra có tác dụng ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh khi có điều kiện.
Do có thanh tra, kiểm tra thường xuyên, những ý đồ tiêu cực như dùng ảnh hưởng cá nhân để can thiệp làm thay đổi kết quả đấu thầu, thông đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu, cố ý chia nhỏ dự án, gói thầu một cách không hợp lý để thực hiện chỉ định thầu sẽ không có điều kiện thực hiện.
Thiếu thanh tra, kiểm tra, thiếu xử lý những vi phạm hoặc xử lý nhẹ là căn nguyên của các hiện tượng tiêu cực. Cứ sau một cuộc phát giác các vụ việc tiêu cực trong xã hội, những biểu hiện tiêu cực có chiều hướng giảm sút. Khi công tác thanh, kiểm tra tạm lắng xuống, các hiện tượng tiêu cực lại có điều kiện trỗi dậy. Vì vậy, cần thực hiện công tác này một cách thường xuyên và là chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành liên quan.
Theo quy định tại Nghị định 66/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ:
Việc kiểm tra công tác đấu thầu được tiến hành theo phân cấp, trong đó: - “Thủ tướng Chính phủ quyết định kiểm tra công tác đấu thầu của các Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các địa phương trên phạm vi toàn quốc trong những trường hợp cần thiết.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc kiểm tra công tác đấu thầu trong phạm vi toàn quốc theo chức năng và đối với những trường hợp cụ thể khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định và tổ chức việc kiểm tra công tác đấu thầu theo Quy chế đấu thầu đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình và các đơn vị có dự án do mình cấp giấy phép đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định 88/CP.
Về công tác kiểm tra, có hai hình thức là kiểm tra theo định kỳ và kiểm tra đột xuất. Trong đó, kiểm tra đột xuất được tiến hành trong những trường hợp đấu thầu các gói thầu có giá trúng thầu quá thấp, các gói thầu có nhiều vướng mắc, thắc mắc của cá nhân tập thể có liên quan đến việc đấu thầu gói thầu.
Nội dung thanh tra, kiểm tra đấu thầu tập trung vào:
- Kế hoạch đấu thầu đã được duyệt, chú trọng đến việc phân chia gói thầu, lựa chọn hình thức đấu thầu, và căn cứ lựa chọn hình thức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu.
- Đảm bảo tính pháp lý, khoa học của hồ sơ dự thầu, đặc biệt là tiêu chuẩn lựa chọn nhà thầu;
- Quy trình đấu thầu;
- Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu;
- Xem xét các ý kiến, thắc mắc, bảo lưu của các bên có liên quan. Theo tác giả, việc thanh tra, kiểm tra trong đấu thầu xây dựng cơ bản nên: Thứ nhất, được thực hiện thường xuyên, liên tục;
Thứ hai, thực hiện trên tinh thần bất ngờ, không báo trước; Thứ ba, phải tiến hành nhanh chóng, kiên quyết;
Thứ tư, phải đảm bảo tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ;
Thứ năm, không phân biệt đối xử trong quá trình thanh tra, kiểm tra; Thứ sáu, thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm.
Có như vậy, hoạt động thanh, kiểm tra mới phát huy đúng tác dụng của nó, tránh được thanh tra, kiểm tra hình thức.
Về tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra được hình thành theo quy định của ngành dọc và không chịu sự chỉ đạo, chi phối về chuyên môn của người có thẩm quyền phê duyệt đấu thầu. “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Về nhân sự, những người tham gia cơ quan thanh, kiểm tra phải đảm bảo về tư cách, phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ. Kiên quyết khai trừ những người có hành vi tiêu cực.
+ Cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong một khoảng thời gian nhất định đối với 17 hành vi vi phạm được quy định tại Điều 12 của Luật đấu thầu.
+ Cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật đấu thầu ngoài 17 trường hợp bị cấm tham dự đấu thầu được quy định tại Điều 12 của Luật này.
+ Phạt tiền đối với các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu và gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của các bên liên quan.
Để đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra về đấu thầu nhằm hạn chế các hành vi vi phạm quy chế đấu thầu, UBND huyện Tam Nông cần lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra công tác đấu thầu ở một số dự án trọng điểm như dự án đường giao thông, dự án trường học,... hoặc ở một số dự án có nhiều khúc mắc, kiến nghị từ đó có phương án giải quyết. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch; tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất về công tác đấu thầu các dự án trên địa bàn huyện; đồng thời các chủ đầu tư phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy định về công tác đấu thầu, sớm phát hiện những sai sót để kịp thời chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm quy chế đấu thầu.
Đây là công tác có vai trò hết sức quan trọng, tuy nhiên, từ khi Luật đấu thầu được đi vào thực thi thì vẫn còn không ít những sai phạm, gây ra lãng phí cho nguồn ngân sách nhà nước. Các cơ quan nhà nước, các bộ, ngành có liên quan cần tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch; tiến
hành các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất về quá trình thực hiện đấu thầu tại các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước hoặc những dự án trọng điểm; Các cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của đơn vị mình, sớm phát hiện những sai sót để kịp thời chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm. Đồng thời cần xây dựng thể chế và nghiên cứu khoa học; xây dựng lực lượng; đổi mới phương pháp chỉ đạo điều hành; tránh hiện tượng chồng chéo trong thanh, kiểm tra… Tuy nhiên phải quán triệt thanh tra là để ngăn ngừa, ngăn chặn vi phạm, thúc đẩy quá trình giải ngân, tiến độ dự án và đảm bảo an toàn trong thi công chứ không phải thanh tra làm phiền hà, nhũng nhiễu, cản trở quá trình thi công của các đơn vị.
Tăng cường công tác quản lý đấu thầu, kịp thời kiểm điểm, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật. Đặc biệt có biện pháp xử lý mạnh, không cho tham dự gói thầu khác đối với các nhà thầu bị phát hiện thông đồng trong đấu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu. Trong trường hợp này chủ đầu tư kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp xử lý hành vi vi phạm.
Để công tác thanh tra, kiểm tra có hiệu quả thì trước hết cần phải hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về đấu thầu, để Luật đấu thầu thực sự trở thành căn cứ pháp lý vững chắc nhất trong công tác quản lý đấu thầu của Nhà nước. Ngoài ra cũng cần phải giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, tăng cường sự tự chủ, sáng tạo của các đơn vị. Nhà nước cần xóa bỏ những thủ tục không cần thiết, chính những sự quan thiệp quá sâu đó là tác động tiêu cực dẫn tới việc tham ô, hối lộ. Nhà nước và các cơ quan chức trách cần thành lập các tổ thanh tra, có phân cấp rõ ràng, tránh đùn đẩy trách nhiệm để kịp thời ngăn chặn những sai phạm và xử lý thích đáng. Bộ máy quản lý Nhà nước về đấu thầu cần xử lý tốt các đơn thư, tố cáo đối với hoạt động đấu thầu để tạo uy tín cho người thực hiện, giúp họ thực sự yên tâm là có một bộ máy quản lý
tốt. Bên cạnh đó, cần phải quan tâm tới các cán bộ tham gia giám sát, chú ý tới việc nâng cao trình độ cho các tổ chức tư vấn giám sát.