170 ngày Gói thầu số 8 Đấu thầu rộng rã
3.2.6. Đánh giá những tồn tại, bất cập trong công tác đấu thầu tại huyện Tam Nông
Tam Nông
3.2.6.1. Những bất cập trong quy trình tổ chức đấu thầu
Lập kế hoạch đấu thầu. Lập kế hoạch cho một số gói thầu còn chưa đúng quy trình, việc tính toán chi phí chưa đầy đủ khiến giá gói thầu chưa thật sự chính xác. Nhiều trường hợp do không tính toán kỹ khối lượng dự toán nên dẫn đến hiện tượng thiếu sót cũng như vượt quá yêu cầu thực tế, gây ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ của gói thầu. Có trường hợp phải tiến hành đấu thầu lại do không có nhà thầu nào trúng thầu và đến lần đấu thầu thứ hai đã phải tiến hành điều chỉnh tổng dự toán, gây ra tổn thất về thời gian.
Hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu, đa số các nhà thầu lập hồ sơ dự thầu theo công nghệ lắp ghép modul. Phần giá dự thầu của các nhà thầu nhiều trường
hợp chỉ khác nhau phần thư giảm giá. Phần lớn hồ sơ dự thầu cốt trúng thầu, sau đó khi thực hiện thì bố trí khác cả về nhân sự, cả về biện pháp thi công. Chất lượng của hồ sơ mời thầu còn thấp, nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho công tác lựa chọn nhà thầu. Các yêu cầu đặt ra trong hồ sơ mời thầu còn mang tính chất chung chung, các tiêu chí đánh giá còn mang tính chất cảm tính và hướng vào một số nhà thầu nào đó làm mất đi tính cạnh tranh và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
Phương thức đấu thầu. Phương thức đấu thầu bằng hình thức chỉ định thầu còn được áp dụng khá rộng rãi trong nhóm công, quá trình đấu thầu thực hiện còn khép kín dẫn đến hiện tượng thông thầu. Do sự phân biệt chưa rõ ràng về sự khác nhau hết sức cơ bản giữa đấu thầu rộng rãi và các hình thức lựa chọn nhà thầu khác nên phần lớn các công trình đầu tư UBND huyện Tam Nông thường sử dụng hình thức chỉ định thầu.
Tổ chuyên gia thẩm định thầu. Do không đọc kỹ Luật đấu thầu nên cán bộ thẩm định báo cáo kết quả xét thầu cũng là người tham gia tổ chuyên gia đấu thầu các dự án. Một số cán bộ trong tổ chuyên gia đấu thầu trong quá trình chấm thầu không tôn trọng các quy định trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đã phê duyệt (ví dụ như gói thầu đường Quang Húc - Tề Lễ tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu đưa ra là nhà thầu phải có từ 03-05 hợp đồng thi công tương tự nhưng khi chấm thầu trong HSDT của nhà thầu chỉ có 02 hợp đồng tương tự nhưng tổ chuyên gia đấu thầu không có văn bản yêu cầu nhà thầu cung cấp đủ hợp đồng tương tự theo quy định).
Việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về đấu thầu chưa được chú trọng do đó cán bộ làm công tác đấu thầu nghiệp vụ còn hạn chế.
Thời gian đấu thầu. Trong quá trình tổ chức đấu thầu, do không nhận thức đầy đủ nội dung của Luật đấu thầu, nên không tuân thủ mức thời gian tối đa dành cho từng khâu của quá trình đấu thầu. Việc không tôn trọng các quy định về thời gian làm cho các thông tin bị dò dỉ, tạo điều kiện cho các hành vi
tiêu cực trong đấu thầu (có gói thầu sau khi mở thầu 2 tháng mới bắt đầu đánh giá (quy định tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước kể từ ngày mở thầu đến ngày trình phê duyệt kết quả đấu thầu).
Một số gói thầu của UBND huyện do có quy mô tương đối nhỏ, tính chất kỹ thuật không phức tạp nên trong quá trình tổ chức đấu thầu đã không thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình đã quy định. Trong quá trình đánh giá vẫn còn tình trạng bỏ bớt, bổ sung hay thay đổi một số nội dung trong tiêu chuẩn đánh giá. Thời gian chấm thầu nhiều dự án còn kéo dài quá quy định, một số gói thầu có thời gian chấm thầu lại quá nhanh.
3.2.6.2. Những bất cập trong vấn đề về pháp lý và văn bản quy định về đấu thầu
Văn bản pháp lý và chính sách về đấu thầu:
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu tuy nhiều nhưng lại chưa đủ, chưa có chế tài rõ ràng, nên vừa khó thực hịên vừa không có sơ sở để xử phạt các hành vi vi phạm quy chế đấu thầu. Vì vậy, chẳng những không khuyến khích được đông dảo mọi người chấp hàh các quy định về đấu thầu, mà trái lại còn đẩy chủ đầu tư vào tình thế phải hùa theo việc không chấp hành đó.
- Các quy định về phân cấp trong quy chế đấu thầu thời gian qua còn rườm rà, phức tạp (quá nhiều tầng, nhiều nấc phê duyệt và thẩm định), vừa làm mất thời gian vừa làm giảm tính hiểu quả trong đấu thầu.
- Đặc biệt là chính sách về cán bộ trong lĩnh vực đấu thầu chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng cán bộ đảm nhiệm công việc quản lý nhà nước về đấu thầu còn yếu về năng lực, thiếu về kinh nghiệm.
- Các quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, quy định về đánh giá hồ sơ dự thầu, tiêu chuẩn đánh giá cũng chưa thật rõ ràng. Đặc biệt là chưa có hướng dẫn đủ rõ về cách xác dịnh giá đánh giá, cách quy về cùng một mặt bằng… cho nên mỗi dự án, mỗi gói thầu lại được các bên mời thầu đưa ra một
kiểu tiêu chuẩn đánh giá riêng. Đây cũng là những rào cản gây khó khăn cho công tác đấu thầu nói chung và là kẽ hở về luật pháp tạo điều kiện cho các tệ nạn tiêu cực trong đấu thầu ra tăng.
Khó khăn trong thực hiện các văn bản
Đấu thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu mới xuất hiện ở Việt Nam nên các quy định, quy chế về đấu thầu còn nhiều bất cập. Từ năm 1986 nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế cũ tự cung, tự cấp sang nền kinh tế thị trường, chuyển sang việc mua sắm công khai, cạnh tranh công bằng, bình đẳng giữa người bán với nhau thì bên cạnh đó một số cán bộ cũ lại muốn theo cơ chế cũ, lo sợ quyền hạn sẽ giảm. Đây là một trở ngại lớn trong việc đưa ra một văn bản pháp luật thống nhất chung. Sau một thời gian dài khi nhận thấy vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản bị thất thoát nhiều, ngày 12/2/1990 Quy chế đấu thầu xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số 24/BXD-VKT của Bộ trưởng bộ Xây dựng nhằm mục đích hướng dẫn và quản lý hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên nội dung của quy chế này còn đơn giản, các tiêu chí đánh giá HSDT còn sơ sài, thủ tục thực hiện rườm rà. Tháng 3/2004, bộ Xây dựng đã ban hành quy chế đấu thầu xây lắp để thay cho quy chế đấu thầu trong xây dựng. Đến 16/4/1994 Quy chế đấu thầu đầu tiên của Việt Nam được Thủ tướng chính phủ ban hành với nội dung đầy đủ và bao quát, cụ thể hơn so với quy chế cũ. Qua một thời gian áp dụng, quy chế này thể hiện không ít những vướng mắc, năm 1996 quy chế này được sửa đổi và bổ sung lần 2 nhưng vẫn còn bộc lộ những điểm yếu.
Đến 1/9/1999 quy chế đấu thầu mới ra đời với những nội dung mới tiến bộ và phù hợp hơn. Việc quy chế đấu thầu thay đổi nhằm cho hoạt động đấu thầu được thực hiện ngày càng hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho các nhà thầu tham gia cạnh tranh công bằng, tuy nhiên đôi lúc nó lại gây khó khăn cho các ban ngành áp dụng.
Các cán bộ đấu thầu luôn bị gặp khó khăn vì chưa kịp quen với quy chế 50
cũ thì lại phải thay đổi theo quy chế mới. Luật đấu thầu đầu tiên của Việt Nam được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/4/2006, đã tạo được một khuôn khổ pháp lý khá chặt chẽ, cụ thể, từng bước được mẫu hoá giúp các bên tham gia quá trình đấu thầu dễ dàng thực hiện và thực sự là một công cụ quan trọng giúp quản lý có hiệu quả trong việc chi tiêu các nguồn tiền của nhà nước vốn còn hạn hẹp.
Mặc dù hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu tuy nhiều nhưng lại chưa đủ, chưa có chế tài rõ ràng, nên vừa khó thực hịên vừa không có sơ sở để xử phạt các hành vi vi phạm quy chế đấu thầu. Các quy định về phân cấp trong quy chế đấu thầu thời gian qua còn rườm rà, phức tạp (quá nhiều tầng, nhiều nấc phê duyệt và thẩm định), vừa làm mất thời gian vừa làm giảm tính hiệu quả trong đấu thầu.
3.2.6.3. Những bất cập trong đánh giá lựa chọn nhà thầu
- Trong quy định đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp chưa đưa ra được các tiêu chuẩn và phương pháp phù hợp để đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu dự thầu nên việc đánh giá còn mang tính chủ quan.
- Việc quy định bước đánh giá về mặt kỹ thuật của gói thầu xây lắp chưa đáp ứng được yêu cầu của việc lựa chọn nhà thầu xây dựng. Phương án kỹ thuật được chọn trong hồ sơ dự thầu chưa chặt chẽ, còn quá sơ sài nên việc áp dụng nó sau khi thắng thầu còn hạn chế do thiếu tính chính xác, tính thực tiễn.
- Còn thiếu các hướng dẫn cụ thể trong việc xác định giá đánh giá của hồ sơ dự thầu xây lắp.
- Quy trình tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp mất nhiều thời gian, làm tăng thời gian tổ chức đấu thầu và thực hiện gói thầu xây lắp
3.2.6.4. Bất cập trong đội ngũ cán bộ quản lý và thẩm định thầu
- Do không phân biệt được sự khác nhau hết sức cơ bản giữa đấu thầu rộng rãi và các hình thức lựa chọn nhà thầu khác. Đấu thầu rộng rãi mới tạo ra điều kiện để các nhà thầu được cạnh tranh một cách công bằng và chính từ
những cuộc cạnh tranh như vậy sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho chủ đầu tư. Phần lớn các chủ đầu tư đã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các kế hoạch đấu thầu không phù hợp với các quy định của quy chế đấu thầu về việc áp dụng sai hình thức lựa chọn nhà thầu. Do đó đã tạo ra sự tham nhũng, các hành vi tiêu cực khác trong đấu thầu.
- Do không nhận thức đầy đủ nội dung của quy chế đấu thầu, nên không tuân thủ mức thời gian tối đa dành cho từng khâu của quá trình đấu thầu. Việc không tôn trọng các quy định về thời gian làm cho các thông tin bị dò dỉ, tạo điều kiện cho các hành vi tiêu cực trong đấu thầu. Có những gói thầu sau khi mở 2 tháng mới bắt đầu đánh giá (quy định yêu cầu phải đánh giá ngay).
Quy chế đấu thầu chỉ là một công cụ, tạo khuôn khổ pháp lý và hướng dẫn thực hiện để mọi người tuân theo, vấn đề còn lại là năng lực và phẩm chất của người thực hiện. Để chất lượng công tác đấu thầu được nâng cao thì việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc tổ chức đào tạo chuyên môn này còn mang tính nhỏ lẻ, chưa thường xuyên.
Nhân sự tham gia vào quá trình đấu thầu có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên số cán bộ tham gia công tác đấu thầu là những người kiêm nhiệm, có trình độ chuyên môn cao không nhiều. Trong khi đó số lượng các gói thầu tiến hành tổ chức đấu thầu trong năm ngày càng tăng, nên khối lượng công việc nhiều dẫn đến hiệu quả công việc không cao như mong muốn.
Sự hiểu biết nhận thức còn chưa thấu đáo về nội dung đấu thầu, quy trình, trình tự và quy định trong quy chế đấu thầu. Một số cán bộ thiếu tính chuyên nghiệp, chưa được đào tạo đầy đủ, thiếu kinh nghiệm nên kết quả còn hạn chế. Một số trường hợp làm công tác đấu thầu theo kinh nghiệm sẵn có còn chưa theo quy định của luật đấu thầu.
Bên cạnh đó công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tác đấu thầu của huyện mới chỉ tổ chức ở việc mở các lớp tập huấn ngắn ngày về đấu thầu nên nội dung thương chỉ bó hẹp trong phạm vi truyền đạt nội dung của quy chế
đấu thầu hiện hành chứ chưa nâng cao khả năng và kỹ năng thực tiễn.
3.2.6.5. Bất cập từ phía chủ đầu tư
Ý thức tuân thủ quy định của luật đấu thầu chưa cao
Thực tế cho thấy, mmột số chủ đầu tư đã sử dụng cả những người không đủ năng lực vào việc đánh giá. điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá hồ sơ dự thầu dẫn đến kết quả đấu thầu không phản ánh được thực chất của gói thầu. Một số chủ đầu tư đã tự ý sửa đổi nội dung hồ sơ mời thầu trong quá trình chấm thầu hoặc không tôn trọng các quy định trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đã phê duyệt với mục tiêu chọn bằng được nhà thầu đã định sẵn từ khi chưa tổ chức đấu thầu.
Trong quá trình chấm thầu, một số bên mời thầu cố tìm cách loại các nhà thầu có năng lực và khả năng cạnh tranh cao ngay từ vòng ngoài để tạo điều kiện cho một nhà thầu nào đó trúng thầu bằng mọi giá. Đáng chú ý, chất lượng phê duyệt các quyết định như: báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế, dự toán, tổng dự toán… quá thấp, nghĩa là chất lượng khâu chuẩn bị dự án không đảm bảo, kéo theo chất lượng của một số nghiệp vụ tiền đấu thầu cũng không đạt yêu cầu như hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu.
Năng lực nhà thầu tham dự còn hạn chế
Trong các cuộc đấu thầu thì các nhà thầu tham dự đấu thầu là một nhân tố quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của cuộc đấu thầu. Do là một cơ quan nhà nước nên nguồn ngân sách hạn chế, các gói thầu của huyện chủ yếu là những gói thầu xây lắp, nhiều nhà thầu vì lợi ích cá nhân mà tham dự năng lực không đúng như trong HSDT, làm mất thời gian, chi phí trong việc tổ chức xét thầu. Vẫn tồn tại những gói thầu khi thi công xây lắp điều kiện tài chính tại thời điểm thực hiện không thể đáp ứng yêu cầu của công việc (trong khi ở thời điểm đấu thầu, năng lực tài chính của nhà thầu này vẫn đảm bảo). Cũng có những trường hợp cùng một lúc tham gia đấu thầu nhiều dự án nên khi trúng thầu thì lại không đủ năng lực tài chính để thực hiện toàn bộ hoặc nếu có thì cũng không thể hoàn thành dứt điểm được, điều
này dẫn đến làm chậm tiến độ, chất lượng của công trình cũng bị giảm đi. Hiện tượng giá dự thầu thấp vẫn còn tồn tại mặc dù giá gói thầu phê duyệt luôn được tính toán kỹ lưỡng, sát thực tế. Nguyên chính của hiện tượng này là do sự cạnh tranh giữa các nhà thầu, nhà thầu có lợi thế đặc biệt, sức ép giải quyết công ăn việc làm của nhà thầu, nhà thầu muốn tạo ấn tượng với bên mời thầu… Việc bỏ thầu thấp trước mắt đảm bảo thắng lợi cho nhà thầu và về cơ bản tiết kiệm được nhiều tiền hơn cho bên mời thầu tuy nhiên nếu chi phí quá thấp khiến cho nhà thầu không thể đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình, xét trên tổng thể bỏ thầu thấp gây thiệt hại cho cả hai bên. Do vậy, trong quá trình xét thầu, UBND huyện Tam Nông cần phải gắn với tình hình thực tế để xem xét, đánh giá năng lực thực sự của các nhà thầu.
3.2.6.6. Tính hình thức trong tổ chức đấu thầu tại huyện Tam Nông
Do khó khăn về vốn nên một số công trình đã được UBND huyện Tam Nông phân kỳ đầu tư bằng việc chia thành các dự án nhỏ để dễ thực hiện. Đối với các gói thầu thực hiện hình thức đấu thầu nhưng trong quá trình xét thầu