Định hướng phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác đấu thầu xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 60 - 64)

170 ngày Gói thầu số 8 Đấu thầu rộng rã

4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hộ

Định hướng chung

Tam Nông phấn đấu đến năm 2020 trở thành huyện phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội; có cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng hoàn thiện cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp một cách hợp lý hơn; hình thành và đưa vào hoạt động có hiệu quả các khu công nghiệp và các trung tâm dịch vụ của huyện; phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với việc gìn giữ tôn tạo cảnh quan môi trường sinh thái, khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ gắn liền với việc phát huy truyền thống lịch sử văn hóa địa phương, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của các tầng lớp dân cư trong huyện.

Mục tiêu xây dựng và phát triển của huyện Tam Nông là phát huy mọi 58

tiềm năng, thế mạnh về địa kinh tế - chính trị - xã hội của huyện sớm đưa Tam Nông đạt được những bước chuyển biến quan trọng theo hướng phát triển nhanh và bền vững. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên cơ sở lấy công nghiệp làm động lực, hình thành vững chắc cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp từ giai đoạn 2011 - 2015 trở đi. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân trong huyện. Nâng cao vị thế của huyện Tam Nông trong tỉnh và khu vực miền núi phía Bắc. Đến năm 2020, Tam Nông trở thành một huyện công nghiệp theo hướng hiện đại, có quy mô và trình độ phát triển toàn diện vào loại khá trong tỉnh và khu vực, trở thành một trung tâm công nghiệp phía Tây của tỉnh Phú Thọ.

Phát triển trung tâm huyện

Trung tâm huyện là trung tâm chính trị, hành chính kinh tế, văn hóa, xã hội, thương mại, dịch vụ, du lịch của huyện. Trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng thị trấn đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt. Trung tâm thị trấn có các phân khu chức năng như sau: Khu trung tâm hành chính huyện. Khu công trình phúc lợi công cộng như: trường học, y tế, văn hoá trung tâm hành chính thị trấn. Khu công trình kinh doanh dịch vụ thương mại. Khu cây xanh, thể dục thể thao, các nhóm nhà ở. Khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

Phát triển vùng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Tạo điều kiện khuyến khích đầu tư công nghiệp cho huyện, mở rộng hạ tầng công nghiệp, thu hút các nhà máy, phân xưởng, xây dựng nhà xưởng cho các doanh nghiệp công nghiệp, phân khu cho làng nghề và phân khu các công trình hạ tầng đầu mối.

Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp:

Đất nông nghiệp của huyện cần được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và đem lại tiềm năng kinh tế về đất nông nghiệp của huyện cao. Phục vụ cho các mục đích trồng lúa lai, lúa chất lượng cao, cây ngô, rau màu đậu, đỗ cây công nghiệp ngắn ngày. Hiệu quả khai thác và sử dụng đất lâm nghiệp còn

hạn chế, rừng sản xuất còn có hiệu quả thấp. Các vùng đồi ít dốc, thuận tiện giao thông có thể chuyển sang phát triển kinh tế trang trại để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đáp ứng các yêu cầu của xã hội trong giai đoạn tới.

Định hướng dầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

- Phát triển mạng lưới giao thông hiện đại, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải trong địa bàn và các khu vực phụ cận đảm bảo thông suốt, thuận lợi, nhanh chóng và an toàn, thúc đẩy phát triển kinh xã hội.

Tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh tốc độ kiên cố hoá mạng lưới đường liên huyện, liên xã theo phương thức đầu tư Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nâng cấp, mở rộng đường giao thông nông thôn đạt tiêu chuẩn giao thông nông thôn loại B.

Đầu tư xây dựng và nâng cấp, nạo vét hệ thống kênh mương tưới tiêu, các công trình thủy nông, thủy lợi nội đồng, nhất là các trạm bơm tưới, bơm tiêu... Cứng hóa hệ thống kênh mương tưới tiêu, phấn đấu đạt 60% vào năm 2015 và 65 - 75% tổng chiều dài hệ thống kênh mương vào năm 2020. Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi vùng đồi, nhất là cho các diện tích thường xuyên bị hạn.

Nghiên cứu phân vùng cấp nước thành các vùng - tuyến chính cấp nước; xây dựng các nhà máy nước cấp vùng cho các nhu cầu cấp nước toàn vùng; liên kết các mạng cấp nước các đô thị và các nhà máy nước cấp vùng, cân đối nguồn nước, nhu cầu dùng nước và được điều tiết trên cơ sở mạng chuyển tải và nhà máy nước cấp vùng.

Nâng cấp hệ thống lưới điện toàn huyện, từng bước ngầm hoá lưới điện trong các hào kỹ thuật; chuẩn hoá hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, đường cột thép, cột bê tông theo quy chuẩn của ngành điện. Tổ chức tốt hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn thị trấn huyện.

- Tại các thị tứ, trung tâm cụm xã, cần đầu tư xây dựng trạm biến áp có công suất đủ lớn để đảm bảo cho việc sử dụng diện cho các hoạt động dịch vụ

và đời sống dân cư. Hệ thống điện tại khu công nghiệp và tại các cụm công nghiệp - làng nghề phải đi trước một bước, đảm bảo hạ tầng cho các nhà đầu tư. Khi các nhà đầu tư vào khu công nghiệp hay cụm công nghiệp - làng nghề, tùy theo mức độ sử dụng điện, có thể yêu cầu chính các nhà đầu tư phải đầu tư xây dựng trạm biến áp điện chuyên dụng. Tại tất cả các xã trong huyện, cần tính đủ nhu cầu sử dụng điện để xây dựng thêm các trạm biến áp mới, đảm bảo đủ điện áp cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt. Nâng cấp và xây dựng mới mạng lưới dẫn điện, đảm bảo sự an toàn trong cấp và sử dụng điện.

- Phát triển mạng lưới thông tin truyền thông nhằm tăng cường sự truyền tải thông tin qua hệ thống phát thanh, truyền hình; nâng cấp đài phát thanh và đài truyền hình cấp huyện; nâng cấp các đài truyền thanh cấp xã; nâng cấp các điểm bưu điện văn hoá xã.

- Phát triển mạng điện thoại cố định, nâng mức phủ sóng viễn thông, phát triển mạng Internet băng thông rộng để đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc. Phấn đấu đến năm 2020 có 95% số hộ có điện thoại cố định, mật độ thuê bao di động đạt 75% và có trên 75% dân số sử dụng Internet.

- Mở rộng, xây dựng các công trình văn hóa như: hệ thống nhà văn hóa xã, nhà văn hóa cộng đồng, công viên cây xanh giải trí, nhà trưng bày truyền thống, đài tưởng niệm... đến năm 2020 có 45,5 ha đất dành cho văn hóa thể thao. - Đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa huyện, thư viện huyện, nhà truyền thống, bảo tàng của huyện; nâng cấp đài phát thanh để thực hiện chương trình truyền thanh trực tiếp.

- Tập trung phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng, nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường. Phát triển các môn thể thao hiện đại kết hợp với phát triển các môn thể thao truyền thống và các trò chơi dân gian.

Đầu tư mở rộng, nâng cấp, tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các trường học; tập trung xóa phòng học tạm, nhà ở tạm của giáo viên; xây dựng mới một số trường tư thục. Phấn đấu 100% số trường học có đủ diện

tích theo TCVN hoặc theo tiêu chuẩn quốc gia.

Xuất phát từ định hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, phấn đấu đến năm 2020 Tam Nông trở thành huyện công nghiệp và đạt chuẩn huyện nông thôn mới. UBND huyện đã ưu tiên tập trung chỉ đạo xây dựng kết cấu hệ thống giao thông phục vụ cho việc đi lại, lưu thông trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền. Đầu tư xây dựng, nạo vét hệ thống kênh tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Xây dựng hệ thống lưới điện, nước sạch đảm bảo phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Đầu tư xây dựng nhà văn hóa, trung tâm văn hóa của huyện, nhà lớp học, trạm y tế, … Để thực hiện được điều đó, UBND huyện phải có định hướng cụ thể về công tác đấu thầu, bảo đảm tính cạnh tranh, minh bạch, công khai từ đó mới thu hút được nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác đấu thầu xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w