Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác đấu thầu xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 37)

Ở HUYỆN TAM NÔNG TỈNH PHÚ THỌ TỪ 2008-2012 3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu ở huyện Tam Nông,

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đấu thầu xây dựng cơ bản. Môi trường tự nhiên ở đây được đề cập đến gồm các yếu tố như thời tiết, khí hậu, địa chất, địa hình, nơi sẽ thực hiện các công trình xây dựng trên địa bàn huyện. Nghiên cứu kỹ lưỡng và có đánh giá chính xác bằng các con số định lượng của môi trường tự nhiên có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hồ sơ mời thầu cũng như hồ sơ dự thầu. Do đó nó có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc thầu.

Tam Nông là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ; có toạ độ địa lý 21013’ đến 21024’ vĩ Bắc và từ 105009’ đến 105021’ kinh Đông. Địa giới hành chính của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp Thị xã Phú Thọ, với ranh giới tự nhiên là phân thuỷ giữa sông Thao.

- Phía Tây Bắc giáp huyện Thanh Ba, với ranh giới tự nhiên là phân thuỷ giữa sông Thao.

- Phía Nam giáp huyện Thanh Thuỷ và Thanh Sơn.

- Phía Đông Nam giáp huyện Ba Vì - thủ đô Hà Nội với ranh giới tự nhiên là sông Đà.

- Phía Đông Bắc giáp huyện Lâm Thao với ranh giới là thuỷ giữa sông Thao. - Phía Tây giáp huyện Cẩm Khê và huyện Yên Lập.

Huyện có diện tích tự nhiên 15.596,92 ha, chiếm 4,43% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính, trong đó có 19 xã và 1 thị trấn. Địa hình của huyện Tam Nông tương đối đa dạng, thể hiện

những nét đặc trưng của một vùng bán sơn địa. Đất đai có núi, đồi, ruộng, đồng, sông, ngòi, hồ, đầm. Dạng địa hình chính của huyện Tam Nông theo hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nhìn chung địa hình, địa mạo của huyện chia làm 2 dạng chính:

Địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất tương đối bằng phẳng được bồi đắp bởi sông Hồng, sông Đà và sông Bứa; Tập trung ở ven sông gồm các xã, thị trấn: Vực Trường, Hiền Quan, Hương Nha, Thanh Uyên, Tam Cường, Hương Nộn, thị trấn Hưng Hoá, Dậu Dương, Thượng Nông, Hồng Đà, Quang Húc, Hùng Đô và Tứ Mỹ. Độ dốc thường dưới 30, còn một phần là dải đất phù sa cổ có địa hình lượn sóng, ruộng dộc có độ dốc từ 3 - 50.

Địa hình đồi, núi thấp: Tập trung ở các xã: Dị Nậu, Thọ Văn, Phương Thịnh, Văn Lương, Xuân Quang, Cổ Tiết và Tề Lễ. Địa hình, chủ yếu là đồi núi, độ dốc thấp có độ cao trung bình từ 30 - 40 m so với mặt nước biển.

Hệ thống kết cấu hạ tầng đã và đang được đầu tư xây dựng đồng bộ, là nền tảng quan trọng phát huy lợi thế của huyện trong thu hút đầu tư. Đường bộ, gồm có 4 cây cầu (cầu Trung Hà, cầu Phong Châu, cầu Tề Lễ và cầu Ngọc Tháp) bắc qua sông Thao, sông Đà, sông Bứa nối liền với các trung tâm kinh tế của tỉnh và Thủ đô Hà Nội, có 3 Quốc lộ chính chạy qua đó là Đường Hồ Chí Minh (Nối với Quốc lộ 2) đường Quốc lộ 32A nối với vùng Sơn La, Lai Châu, Điện Biên; đường Quốc lộ 32C nối với Yên Bái, Lào Cai. Đây là cửa ngõ phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ nối với Thủ đô Hà Nội; Tam Nông được bao bọc bởi 3 con sông: sông Đà, sông Thao và sông Hồng, đây là một lợi thế của huyện cho phát triển các cảng sông phục vụ cho việc vận tải lưu thông hàng hóa giữa các vùng miền.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác đấu thầu xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w