III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.Đánh giá chung
3. Chia theo thành thị và nông thôn
- Thành thị 266.444 268.141 278.936 315.409 326.000
- Nông thôn 1.419.068 1.421.555 1.415.763 1.385.387 1.380.808
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009
Như vậy có thể thấy dân số Hải Dương chủ yếu nằm ở khu vực nông thôn, với trình độ dân trí và mức sống của người dân còn nhiều hạn chế. Đây là một vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch khi phát triển các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn vùng nông thôn của toàn tỉnh
2.2.2. Lao động và việc làm
Hải Dương hiện có trên 1,7 triệu dân, trong đó có trên 60% là trong độ tuổi lao động. Đó là nguồn lực dồi dào cung cấp cho thị trường lao động trong tỉnh. Tuy nhiên cùng với lợi thế đó, còn không ít khó khăn đặt ra cho lực lượng lao động nơi đây.
Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội của tỉnh Hải Dương, nguồn lao động chủ yếu xuất thân từ nông thôn, (60% mới tốt nghiệp THCS), tay nghề, tác phong, ý thức công nhân chưa cao. Hiện trong 17 vạn công nhân mới chỉ có 6% có tay nghề cao. Yêu cầu về lao động có tay nghề, được đào tạo bài bản càng trở thành vấn đề cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Với lợi thế ngày càng thu hút nhiều các dự án đầu tư, cùng với đó là yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong tỉnh theo hướng tích cực, đòi hỏi tăng tỉ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm đáng kể tỷ trọng lao động trong nông nghiệp. Thế nên, số lao động ở các vùng nông thôn, nhất là những khu vực nhà nước thu hồi đất cho công nghiệp, giao thông... rất cần được đào tạo nghề để đáp ứng thị trường lao động đang tăng cao hiện nay.
Hiện tỉnh có 4 trung tâm đào tạo nghề tuy quy mô khá, song mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu như hiện nay. Đầu tư phát triển các trung tâm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, cùng với mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề phù hợp là việc làm cần được xem xét.
Theo số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, tính đến nay địa phương này có khoảng 4.000 doanh nghiệp và hợp tác xã với gần 30 vạn lao động (chưa kể hàng vạn lao động ở hơn các làng nghề và trang trại lớn, nhỏ khác). Hiện tại các làng nghề và hợp tác xã, hiện có khoảng gần 2.000 lao động bị mất hoặc thiếu việc làm. Hầu hết số này là lao động phổ thông, tay nghề kỹ thuật thấp. Thu nhập của họ vốn đã thấp, đời sống khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn.
Trong giai đoạn tới đây (2011 - 2015), tỉnh Hải Dương sẽ quan tâm hơn đối với phát triển nguồn nhân lực, theo đó hàng năm giải quyết tạo việc làm cho 3,2 vạn lao động ; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55,0% trở lên. Đây sẽ là yếu tố thuận lợi để có được nguồn lao động đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong những năm tới tại Hải Dương.
Với sự phát triển của các ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch, tình trạng việc làm cho lao động dư thừa sẽ được cải thiện hơn.
2.2.3. Y tế
Cơ sở y tế: mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật y tế từ tỉnh đến huyện được củng cố nâng cấp đáp ứng nhu cầu cơ bản trong khám và chữa bệnh cho nhân dân. Đến nay toàn tỉnh có 6 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 khu điều dưỡng, 1 khu điều trị bệnh phong và 13 trung tâm y tế huyện, 6 phòng khám đa khoa khu vực, 236 trạm y tế xã phường. Số giường bệnh đạt 22,2/1 vạn dân; số cán bộ ngành y trên địa bàn là 3.718, bình quân 10.000 dân có 22 bác sỹ. Ở tuyến tỉnh đã được đầu tư một số thiết bị hiện đại trong khám điều trị bệnh như: máy siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp... Đây là những cơ sở hạ tầng hiện có và ngày một nâng cấp hoàn chỉnh có thể đảm bảo dịch vụ y tế cho khách du lịch, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Hải Dương.
Hải Dương hiện có 178 xã chuẩn Quốc gia y tế đạt 67,7% (mục tiêu 100%). 80,24% trạm xá xã có bác sỹ (trong đó 64,25% trạm xá có bác sĩ công tác ổn định). 100% xã, huyện có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu sử dụng dịch vụ sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình.
Trong giai đoạn phát triển 2011-2015 phấn đấu tỷ lệ giường bệnh đạt 25 giường/1 vạn dân ; tỷ lệ bác sỹ đạt 7,5 bác sỹ/1 vạn dân ; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 16,0%.
2.2.4. Giáo dục - đào tạo
Giáo dục và đạo tạo của tỉnh tiếp tục phát triển toàn diện. Qui mô các cấp học phát triển theo hướng đa dạng hoá và xã hội hoá. Tỷ lệ huy động các cháu vào nhà trẻ đạt 38,6% (mục tiêu 45%), đến lớp mẫu giáo 92% (mục tiêu đặt ra 90%), tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,99% (mục tiêu 100%); tỷ lệ học sinh vào các trường đại học cao đẳng, đạt 51,77% (trong đó mục tiêu có 25%).
Chất lượng học sinh được giữ vững và không ngừng nâng lên. Cơ sở vật chất và lực lượng giáo viên được củng cố và nâng cao; có 79% phòng học kiên cố cao tầng (mục tiêu 90%), trong đó mầm non 60%, tiểu học 85%, THCS 90% và THPH 92%. Tập trung thực hiện 91 dự án đầu tư xây dựng phòng học kiên cố với tổng mức đầu tư là: 366,486 tỷ đồng. Năm 2009, toàn tỉnh có 249 được công nhận đạt chuẩn quốc gia, tăng 131 trường so với năm 2005.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực có chuyển biến tích cực: hệ thống đào tạo được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị đi đôi với tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên để nâng cấp các cơ sở đào tạo lên cao đẳng, đại học; đổi mới chương trình đào tạo, tăng cường liên kết giữa các trường đào tạo và giữa đào tạo với cơ sở sản xuất. Tuy vậy chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu, việc liên kết giữa đào tạo với cơ sở sản xuất còn hạn chế, hiệu quả thấp. Chưa có chiến lược đào tạo lâu dài, chậm triển khai xây dựng trường đại học theo quy hoạch. Đây là vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Hải Dương, trong đó có du lịch cho giai đoạn phát triển tiếp theo đến năm 2020.
Trong gia đoạn đến năm 2015, Hải Dương phấn đấu giữ vững mục tiêu 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 ; 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào THCS ; 98% tốt nghiệp THCS được vào học THPT, bổ túc THPT.
2.2.5 . Đời sống và văn hoá
Năm 2005 GDP/người (giá so sánh) tăng 1,7 lần so với năm 2000, năm 2009 gấp 1,47 lần năm 2005, bình quân đạt 808 USD/người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm thấp, còn 0,95%; dân số thành thị tăng nhanh, từ 15,8% năm 2005 lên 19,1% năm 2009. Tỷ lệ hộ nghèo từ 17,9% năm 2005 xuống còn 6,9% năm 2009, giai đoạn 2001 - 2005 hàng năm tạo việc làm mới cho 2,3 vạn lao động, giai đoạn 2006 - 2009 mỗi năm tạo việc làm mới cho 3,520 vạn lao động; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 24,7% năm 2005 và còn 19,0% năm 2009; tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 26,6% lên 35,12% năm 2009 ; tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh 71,6% lên 86,6% năm 2009. Số làng, khu dân cư văn hoá năm 2009 đạt 814 ;... Tình hình an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững.
Trong giai đoạn 2011 – 2015, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm là 2,5%.
Những cải thiện đáng kể về đời sống, văn hóa xã hội của người dân Hải Dương góp phần đáng kể vào việc tăng «cầu » du lịch ngay trên địa bàn tỉnh.