Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

Một phần của tài liệu Quy hoạch Du lịch Hải Dương (Trang 85 - 89)

Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển của ngành du lịch Hải Dương đến năm 2030, vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, phương tiện vận chuyển khách, các cơ sở đào tạo, tuyên truyền quảng bá v.v... giữ vai trò hết sức quan trọng. Nếu không có đầu tư, hoặc đầu tư không đồng bộ thì việc thực hiện quy hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc tính toán nhu cầu đầu tư trong từng thời kỳ được dựa trên tổng giá trị GDP đầu và cuối kỳ, và chỉ số ICOR là chỉ số xác định hiệu quả của việc đầu tư.

Chỉ số ICOR chung cho các ngành kinh tế của tỉnh Hải Dương (theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hải Dương đến năm 2020) là 5,0 cho thời kỳ 2006 - 2010; 5,7 cho giai đoạn 2011 - 2015; và 5,6 cho giai đoạn 2016 - 2020 và 5,0 cho giai đoạn sau năm 2020. Đối với ngành du lịch Hải Dương dự kiến tỷ lệ ICOR du lịch là 4,7 cho thời kỳ 2006 - 2010; 4,5 cho thời kỳ 2011 - 2015; 4,0 cho thời kỳ 2016 - 2020 và 3,5 cho thời kỳ 2021- 2030 (việc tính hệ số đầu tư theo chỉ số ICOR cần phải

tính đến hệ số trượt giá, nhưng để đơn giản cho công tác dự báo trên cơ sở các số liệu chưa đầy đủ, các số liệu dự báo ở đây không đề cập đến).

Theo cách tính toán trên, ở bảng 3 cho thấy ngành du lịch Hải Dương cần đầu tư trong thời kỳ đến năm 2015 là181,0 triệu USD theo phương án 1; 197,0 triệu USD theo phương án 2 và theo phương án 3 là 231,2 triệu USD. Thời kỳ này một mặt cần đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú đã có, mặt khác cần tập trung đầu tư vào các cơ sở vui chơi - giải trí, các phương tiện vận chuyển, các cơ sở đào tạo và các cơ sở dịch vụ khác với quy mô thích hợp để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch.

Thời kỳ 2016 - 2020, toàn ngành du lịch của tỉnh cần số vốn đầu tư khoảng 304,9 triệu USD theo phương án 1; khoảng 349,12 triệu USD theo phương án 2 và khoảng 400,16 triệu USD theo phương án 3. Thời kỳ 2021 - 2030, nhu cầu đầu tư cho ngành du lịch Hải Dương là 1.491,7 triệu USD theo phương án 1; khoảng 1.597,5 triệu USD theo phương án 2; và khoảng 1.800 triệu USD theo phương án 3.

Như vậy, suốt thời kỳ 2010 - 2030 ngành du lịch Hải Dương cần phải đầu tư khoảng 1.947,6 triệu USD theo phương án 1; 2.143,6 triệu USD theo phương án 2 và 2.442,4 triệu USD theo phương án 3.Đây là một số lượng vốn không nhỏ đối với một ngành kinh tế ở một tỉnh còn nhiều khó khăn như Hải Dương. Việc huy động vốn, tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng để thực hiện theo quy hoạch. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho việc bảo tồn nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ môi trường, cho công tác tuyên truyền quảng cáo du lịch của tỉnh... Còn vốn đầu tư cho việc xây dựng khách sạn - nhà hàng, các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ du lịch khác... thì phải huy động từ các nguồn khác như vốn vay ngân hàng, vốn trong dân, vốn liên doanh liên kết v.v... Nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch Hải Dương đến năm 2030 được dự kiến và tính toán ở Bảng 18:

Bảng 18 : Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch Hải Dương thời kỳ 2010 - 2020 và định hướng đến năm 2030

TT Nguồn vốn

Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3

Trước

2020 Sau 2020 Trước 2020 2020Sau Trước 2020 Sau 2020 1

Vốn Ngân sách (trung ương và địa phương) cho CSHT, bảo tồn, quảng bá, bảo vệ môi trường… (10%) 48,59 194,76 54,61 214,36 63,13 244,24 2 Vốn tích lũy từ GDP du lịch của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh (10%) 48,59 194,76 54,61 214,36 63,13 244,24

3 Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác (20%) 97,19 389,53 109,22 428,72 126,26 488,49

4 Vốn tư nhân (15%) 72,89 292,14 81,92 321,54 94,70 366,37

5 Vốn liên doanh trong

nước (20%) 97,19 389,53 109,22 428,72 126,26 488,49

6

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hoặc liên doanh với nước ngoài (25%)

121,49 486,91 136,53 535,90 157,83 610,61

Tổng cộng 100% 485,94 1.947,63 546,11 2.143,62 631,31 2.442,44

Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

2.2.4. Dự báo về nhu cầu khách sạn:

Để đảm bảo cơ sở lưu trú cho khách du lịch đến Hải Dương từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo đến 2030, vấn đề dự báo và đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn là yêu cầu rất quan trọng. Việc dự báo nhu cầu khách sạn có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, với số ngày lưu trú của khách, với công suất sử dụng phòng trung bình. Số lượng phòng khách sạn được tính toán theo công thức sau:

(Số lượt khách) x (Số ngày lưu trú trung bình)

Số phòng cần có = _____________________________________________________________________________ (365 ngày x (Công suất sử dụng x (Số giường

trong năm) phòng trung bình năm) trung bình/phòng) * Trong tổng số lượt khách du lịch nội địa sẽ có một bộ phận người dân địa phương đi du lịch trong ngày mà không sử dụng dịch vụ lưu trú; và một số khác sẽ lưu trú ở những nhà người thân, những nhà trọ bình dân hoặc tiếp tục di chuyển đến các địa phương lân cận v.v... Số khách nội địa loại này ước tính chiếm khoảng 20 -

25%. Như vậy, việc dự báo nhu cầu khách sạn chỉ cần đáp ứng cho khoảng 75 - 80% tổng số khách nội địa đến Hải Dương.

* Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch đến Hải Dương năm 2009 là 1,95 ngày đối với khách quốc tế và 1,14 ngày đối với khách nội địa. Trong những năm tới, đặc biệt là sau năm 2015 cùng với sự phát triển đa dạng của các dịch vụ bổ sung, các tour du lịch hấp dẫn, cùng với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, chắc chắn ngày lưu trú trung bình của khách sẽ tăng lên đáng kể. Dự kiến giai đoạn đến năm 2015 ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế là 2,3 ngày và khách nội địa vào khoảng 1,5 ngày; đến năm 2020 vào khoảng 2,5 ngày đối với khách quốc tế và 2,0 ngày đối với khách nội địa; và đến năm 2030 các chỉ tiêu tương ứng là 3,0 ngày và 2,2 ngày.

* Công suất sử dụng buồng trung bình năm hiện nay của hệ thống khách sạn ở Hải Dương nói chung còn thấp và chỉ đạt khoảng 35% năm 2009. Tuy nhiên theo tính toán của Tổ chức Du lịch Thế giới, để kinh doanh khách sạn có lãi thì công suất này phải đạt trên 50%. Chính vì vậy một trong những yêu cầu quan trọng là phải đưa công suất sử dụng buồng trung bình năm của Hải Dương trong thời gian tới lên trên 50%. Dự kiến công suất sử dụng buồng trung bình năm sẽ đạt 50% vào năm 2010; 55% vào năm 2015; 60% vào năm 2020 và 65-70% vào năm 2030.

* Số giường trung bình trong một phòng hiện nay là 1,6 giường/buồng. Tuy nhiên, theo xu hướng chung hiện nay thì các khách sạn thường được xây dựng trung bình là 2 giường/buồng (tương ứng với 2 khách lưu trú) hoặc 1 giường đôi và 2 giường đơn (dành cho khách du lịch theo đoàn).

Theo phân tích và tính toán như trên, dự báo nhu cầu khách sạn của Hải Dương thời kỳ 2010 - 2020 và định hướng đến năm 2030 được trình bày ở Bảng 19:

Bảng 19: Dự báo nhu cầu khách sạn của Hải Dương thời kỳ 2010 - 2020 và định hướng đến năm 2030

Đơn vị tính: Buồng

Phương

Phương án 1

Nhu cầu cho khách quốc tế - 700 1.300 2.600 8.500

Nhu cầu cho khách nội địa - 1.800 2.600 4.900 13.000

Cộng 2.400 2.500 3.900 7.500 21.500

Phương án 2

Nhu cầu cho khách quốc tế - 750 1.400 2.800 9.700

Nhu cầu cho khách nội địa - 1.900 2.800 5.600 13.500

Cộng 2.400 2.650 4.200 8.400 23.200

Phương án 3

Nhu cầu cho khách quốc tế - 900 1.750 3.300 11.000

Nhu cầu cho khách nội địa - 2.000 2.950 6.200 15.000

Cộng 2.400 2.900 4.700 9.500 26.000

Công suất sử dụng buồng trung bình (%) 45,0 50,0 55,0 60,0 65,0

Nguồn: - Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

Một phần của tài liệu Quy hoạch Du lịch Hải Dương (Trang 85 - 89)