Điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển cụ thể

Một phần của tài liệu Quy hoạch Du lịch Hải Dương (Trang 80 - 85)

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1 Mục tiêu và quan điểm phát triển

2. Các phương án phát triển

2.2. Điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển cụ thể

2.2.1. Dự báo về khách du lịch

Trong những năm qua, mặc dù khách du lịch quốc tế đến Hải Dương có mức tăng trưởng khá cao (21,83%/năm giai đoạn 2000 - 2005; và 18,56%/năm giai đoạn 2006 - 2010), nhưng giá trị tuyệt đối còn khá khiêm tốn. Khách du lịch quốc tế đến Hải Dương chủ yếu bằng đường bộ theo trục quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng hoặc trục đường quốc lộ 18: Bắc Ninh - Hải Dương - Quảng Ninh và có thể đường sắt hoặc đường thủy nội địa (nhưng hiện rất hạn chế).

Nếu như năm 2000, khách du lịch quốc tế đến Hải Dương mới đạt 19.000 khách (chỉ chiếm 3,42% số khách du lịch quốc tế đến TP. Hà Nội và 0,45% số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam), thì đến năm 2005 tăng lên 51.000 khách (chiếm 4,07% số khách du lịch quốc tế đến TP. Hà Nội và 0,8% số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam); và đến năm 2009 đã tăng lên 100.000 khách (chiếm 8,3% số khách du lịch

quốc tế đến TP. Hà Nội và 0,7% số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam). Như vậy, suốt giai đoạn 2000 - 2010, khách du lịch quốc tế đến Hải Dương luôn tăng trưởng cả về giá trị tuyệt đối, cả về thị phần so với TP.Hà Nội và cả nước. Dự kiến trong giai đoạn tới 2011 - 2015, ở Hải Dương chưa thực sự có được các dự án đầu tư du lịch lớn đi vào hoạt động, nên tỉ lệ khách đến đây so với TP. Hà Nội và cả nước vẫn tiếp tục gia tăng nhưng chưa có sự thay đổi lớn, chỉ dao động trong khoảng 8,0 - 8,5% so với TP.Hà Nội và 0,7 - 0,8% so với cả nước vào năm 2010; và đạt khoảng 8,5 - 9,0% so với TP.Hà Nội, và 0,8 - 0,9% so với cả nước vào năm 2015; đến năm 2020, các tỷ lệ tương ứng trên sẽ đạt khoảng 10,0 - 10,5% và 0,9 - 1,0%. Như vậy, theo dự báo trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, cũng như Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Bắc Bộ đến năm 2020, thì năm 2010 Hải Dương có thể đón được 120 ngàn khách quốc tế, năm 2015 có khả năng đón được 250 ngàn, năm 2020 từ 480 ngàn, và đến năm 2030 là 1.500 ngàn.

Khách du lịch nội địa đến Hải Dương từ khắp mọi miền đất nước, nhưng chủ yếu vẫn là các tỉnh, thành phố trong vùng. Ngoài ra còn một bộ phận lớn người dân Hải Dương cũng tham gia đi du lịch trong địa phương mình. Năm 2000, Hải Dương đón được 61 ngàn lượt khách nội địa; năm 2005 tăng lên 200 ngàn; và đến năm 2009 đạt 399 ngàn. Cũng theo các số liệu dự báo trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Bắc Bộ đến năm 2020, năm 2010 Hải Dương có thể đón được khoảng 450 ngàn; năm 2015 đón được 900 ngàn; năm 2020 đạt 1.600 ngàn; và đến năm 2030 sẽ đạt 4.150 ngàn lượt khách du lịch nội địa (Bảng 15).

Bảng 15 : Dự báo khách du lịch đến Hải Dương thời kỳ 2010 - 2020 và định hướng đến năm 2030 Phương án Loại khách Hạng mục 2010 2015 2020 2030 Phương án 1 Khách quốc tế Tổng số lượt khách (ngàn) 120,0 230,0 440,0 1.300,0

Ngày lưu trú trung bình 2,0 2,2 2,5 3,0

Tổng số ngày khách (ngàn) 240,0 506,0 1.100,0 3.900,0 Khách

nội địa

Tổng số lượt khách (ngàn) 450,0 850,0 1.400,0 4.000,0

Ngày lưu trú trung bình 1,2 1,5 2,0 2,2

Tổng số ngày khách (ngàn) 540,0 1.275,0 2.800,0 8.800,0 Không LT Tổng số lượt khách (ngàn) 370,0 400,0 450,0 500,0

Phương án Loại khách Hạng mục 2010 2015 2020 2030 Phương án 2 (p/a chọn) Khách quốc tế Tổng số lượt khách (ngàn) 120,0 250,0 480,0 1.500,0

Ngày lưu trú trung bình 2,0 2,2 2,5 3,0

Tổng số ngày khách (ngàn) 240,0 550,0 1.200,0 4.500,0 Khách

nội địa

Tổng số lượt khách (ngàn) 450,0 900,0 1.600,0 4.150,0

Ngày lưu trú trung bình 1,2 1,5 2,0 2,2

Tổng số ngày khách (ngàn) 540,0 1.350,0 3.200,0 9.130,0 Không LT Tổng số lượt khách (ngàn) 370,0 420,0 470,0 550,0 Phương án 3 Khách quốc tế Tổng số lượt khách (ngàn) 120,0 310,0 580,0 1.800,0

Ngày lưu trú trung bình 2,0 2,2 2,5 3,0

Tổng số ngày khách (ngàn) 240,0 682,0 1.450,0 5.400,0 Khách

nội địa

Tổng số lượt khách (ngàn) 450,0 960,0 1.750,0 4.400,0

Ngày lưu trú trung bình 1,2 1,5 2,0 2,2

Tổng số ngày khách (ngàn) 540,0 1.440,0 3.500,0 9.680,0 Không LT Tổng số lượt khách (ngàn) 370,0 450,0 500,0 600,0

Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

2.2.2. Dự báo về thu nhập từ du lịch

Thu nhập từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là thu nhập từ lưu trú và ăn uống; từ vận chuyển khách du lịch; dịch vụ lữ hành và tư vấn; mua sắm hàng hóa; từ các dịch vụ khác như: Bưu điện, Ngân hàng, Y tế, Bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trív.v... Trên thực tế, tất cả các khoản thu này không phải chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác có tham gia các hoạt động du lịch thu. Ngoài ra còn có một số ngành dịch vụ khác không những chỉ phục vụ người dân địa phương, mà còn phục vụ cho cả khách du lịch (ví dụ: dịch vụ y tế, ngân hàng, bưu điện, phim ảnh, giao thông công cộng, bảo hiểm v.v...). Trong trường hợp này, một phần chi tiêu của khách du lịch do các ngành khác trực tiếp thu. Ở các nước tiên tiến có hệ thống thống kê hoàn chỉnh và đồng bộ thì tất cả các khoản thu từ khách du lịch (cho dù các khoản thu này không phải do ngành du lịch trực tiếp thu) đều được thống kê cho ngành du lịch.

Ở Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng, hệ thống thống kê chưa được hoàn chỉnh nên toàn bộ các khoản chi trả của khách du lịch bị phân tán, chưa tập trung về một mối. Chính vì lẽ đó mà theo thống kê sự đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế nói chung còn thấp. Ngược lại, trên thực tế có những doanh nghiệp du lịch tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh tổng hợp v.v..., nhưng thu nhập này lại được tính cho ngành du lịch, điều này cũng không đúng. Xuất phát từ tình hình

trong cả nước (trong đó có Hải Dương) còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, trong cơ chế nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần kinh tế đều tham gia các hoạt động du lịch: từ Trung ương đến địa phương, từ các tổ chức đoàn thể đến các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh... Trong bối cảnh như vậy, việc thống kê thu nhập từ du lịch của các thành phần kinh tế từ Trung ương đến địa phương, từ các doanh nghiệp Nhà nước đến các hộ cá thể kinh doanh du lịch trên địa bàn Hải Dương chưa phản ánh đúng thực trạng thu nhập của Ngành du lịch.

Trong bối cảnh như vậy, việc thống kê và tính toán tổng thu nhập của ngành du lịch Hải Dương nói riêng và cả nước nói chung sẽ được dựa trên tổng số lượt khách đến, số ngày lưu trú trung bình trên địa bàn và khả năng chi tiêu trung bình trong 1 ngày của mỗi khách du lịch. Trong giai đoạn hiện nay (năm 2009) ở Hải Dương, trung bình mỗi ngày một khách du lịch quốc tế chi tiêu khoảng 40 USD, một khách du lịch nội địa chi tiêu khoảng 20,3 USD. Trong những năm tới, khi các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, chất lượng được nâng cao thì mức độ chi tiêu của khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng dần dần được tăng lên. Căn cứ vào mức chi tiêu trung bình của khách du lịch đã được dự báo trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Bắc Bộ đến năm 2020, dự kiến mức độ chi tiêu của khách du lịch đến Hải Dương trong những năm tới như sau:

Năm 2009: Khách quốc tế: 39,5 USD; Khách nội địa 20,3 USD Năm 2010: Khách quốc tế: 50,0 USD; Khách nội địa 25,0 USD Giai đoạn 2011 - 2015: Khách quốc tế: 60,0 USD; Khách nội địa 30,0 USD Giai đoạn 2016 - 2020: Khách quốc tế: 80,0 USD; Khách nội địa 35,0 USD Giai đoạn 2021 - 2030: Khách quốc tế: 110,0 USD; Khách nội địa 45,0 USD

Như vậy, căn cứ vào căn cứ vào tổng số lượt khách đến Hải Dương (cả quốc tế và nội địa), căn cứ vào số ngày lưu trú trung bình và mức chi tiêu như trên..., tổng thu nhập du lịch của Hải Dương đến năm 2030 sẽ đạt được như sau (Bảng 16):

Bảng 16 : Dự báo thu nhập từ du lịch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2010 - 2020 và định hướng đến năm 2030

Phương

án Loại thu nhập 2010 2015 2020 2030

Phương án 1

Thu nhập từ du lịch quốc tế 11,0 30,4 88,0 429,0

Thu nhập từ du lịch nội địa 13,5 38,3 98,0 396,0

Thu nhập từ khách không LT 5,3 6,8 9,0 12,5

Tổng cộng 29,8 75,4 195,0 837,5

Phương án 2

Thu nhập từ du lịch quốc tế 12,0 33,0 96,0 495,0

Thu nhập từ du lịch nội địa 13,5 40,5 112,0 410,9

Thu nhập từ khách không LT 5,6 7,1 9,4 13,8

Tổng cộng 31,1 80,6 217,4 919,6

Phương án 3

Thu nhập từ du lịch quốc tế 15,0 40,9 116,0 594,0

Thu nhập từ du lịch nội địa 14,4 43,2 122,5 435,6

Thu nhập từ khách không LT 6,0 7,7 10,0 15,0

Tổng cộng 35,4 91,8 248,5 1.044,6

Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

2.2.3. Dự báo về chỉ tiêu GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư trong du lịch:

Căn cứ trên các số liệu dự báo về khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng như cơ cấu chi tiêu của khách và tổng thu nhập của ngành du lịch như đã trình bày ở trên, sau khi trừ chi phí trung gian (lưu trú: 10 - 15%; ăn uống: 60 - 65%; vận chuyển du lịch: 20 - 25%; bán hàng hoá lưu niệm: 65 - 70%; dịch vụ khác: 15 - 20%; tính trung bình khoảng 65 - 70%), khả năng đóng góp của ngành du lịch trong tổng GDP của Tỉnh theo các phương án được trình bày ở Bảng 17:

Bảng 17 : Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2010 - 2020 và định hướng đến năm 2030

(Theo giá so sánh 1994: 1USD = 11.000 đ)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2010 2015 2020 2030 1. Tổng giá trị GDP của tỉnh Hải Dương (1) Triệu USD 767,3 1.276,7 2.176,3 3.680,3 - Tỷ đồng VN 8.440,0 14.044,2 23.939,0 40.483,1 - 2. Tổng GDP du lịch Hải Dương

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2010 2015 2020 2030

Phương án 1 Triệu USD 10,74 20,83 50,52 126,75 544,38

Tỷ đồng VN 118,16 229,08 555,77 1.394,25 5.988,13

Phương án 2 Triệu USD 10,74 21,74 54,03 141,31 597,74

Tỷ đồng VN 118,16 239,09 594,32 1.554,41 6.575,14

Phương án 3 Triệu USD 10,74 24,78 61,49 161,53 678,99

Tỷ đồng VN 118,16 272,58 676,34 1.776,78 7.468,89 3. Tỷ lệ GDP du lịch/tổng GDP của tỉnh

Phương án 1 % 1,40 1,6 2,3 3,4 -

Phương án 2 % 1,40 1,7 2,5 3,8 -

Phương án 3 % 1,40 1,9 2,8 4,4 -

4. ICOR chung cho kinh

tế tỉnh Hải Dương(1) - 4,7 5,00 5,70 5,60 5,00

5. ICOR cho du lịch - - 4,50 4,50 4,00 3,50

6. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch

Phương án 1 Triệu USD - 47,39 133,65 304,90 1.461,69

Tỷ đồng VN - 521,30 1.470,14 3.353,91 16.078,56

Phương án 2 Tỷ đồng VNTriệu USD -- 568,3551,67 1.598,54145,32 3.840,37 17.572,56349,12 1.597,51 Phương án 3 Tỷ đồng VNTriệu USD -- 725,7765,98 1.816,94165,18 4.401,72 19.922,40400,16 1.811,13

Nguồn : - (1) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (phương án một).

Một phần của tài liệu Quy hoạch Du lịch Hải Dương (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w