. Tác động tích cực là làm sống lại những truyền thống và nghề thủ công cũ
2. Các giải pháp
2.7. Giải pháp về bảo vệ tài nguyê n môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch
của du lịch
Đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, sự phát triển bền vững cũng gắn liền với vấn đề tài nguyên - môi trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của
ngành du lịch, nơi mà tài nguyên - môi trường được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của các hoạt động du lịch. Thực trạng môi trường du lịch ở Hải Dương hiện nay mặc dù chưa có những vấn đề nghiêm trọng song từng lúc, từng nơi đã có sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường gây những tác động tiêu cực đến các hoạt động phát triển du lịch. Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc ngăn chặn sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường; đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch cần thiết phải xem xét một số giải pháp cơ bản sau:
- Về quy hoạch: Để tránh sự chồng chéo trong khai thác tài nguyên lãnh thổ giữa các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh, dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường, cần thiết phải xây dựng quy hoạch tổng thể với đầy đủ ý nghĩa của nó trên quan điểm khai thác hợp lý và có hiệu quả nhất những tiềm năng về tài nguyên, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái. Mọi phương án khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đều phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở những luận cứ khoa học vững chắc có tính đến mối quan hệ với các ngành kinh tế có liên quan và các tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực. Đây sẽ là một giải pháp tương đối toàn diện và có hiệu quả nếu như việc xây dựng quy hoạch được tiến hành nghiêm túc, bài bản cũng như việc tổ chức thực hiện quy hoạch được đảm bảo.
- Về luật pháp và chính sách: Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ Môi trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường của nhà nước. Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả các điều khoản của Luật và căn cứ vào các đặc thù của địa phương, cần thiết phải xây dựng hệ thống các quy định và chính sách cụ thể, đặc biệt là các quy định về chế tài. Mọi hành vi vi phạm các điều khoản đã được quy định đều phải được xử lý hành chính và có các hình phạt tương ứng từ phạt kinh tế đến truy tố trước pháp luật đối với những hành động phá hoại tài nguyên - môi trường nghiêm trọng.
Cần nghiêm túc thực hiện quy định bắt buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mọi dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Tuy nhiên giải pháp này chỉ thực sự có hiệu quả nếu như thiết lập được hệ thống quản lý và kiểm soát sự biến động môi trường dưới tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
- Về kỹ thuật: xây dựng các kịch bản sự cố môi trường có thể xảy ra tại địa phương, từ đó lên phương án phòng ngừa, khắc phục.
- Về đào tạo: Trong mọi trường hợp, yếu tố con người có vị trí quan trọng hàng đầu, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, để đảm bảo cho một chiến lược phát triển môi trường bền vững trong phát triển du lịch Hải Dương, cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ có trình độ và hiểu biết về các vấn đề môi trường, về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, về luật môi trường cũng như về các chính sách, quy định của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Điều này đòi hỏi Hải Dương cần phải tổ chức các khóa tập huấn về môi trường cho đội ngũ cán bộ quản lý...
- Về tuyên truyền, quảng bá: Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường. Bằng các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng như đài báo, truyền hình, những hiểu biết về lợi ích của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống sinh hoạt và sức khỏe cộng đồng sẽ dần dần được nâng cao trong nhận thức của người dân. Chính những hành động cụ thể, tuy rất nhỏ nhưng có ý thức của người dân về môi trường sẽ là sự đảm bảo quan trọng đối với sự phát triển bền vững của môi trường.
Bên cạnh những hình thức trên, trong những điều kiện thuận lợi có thể tổ chức những buổi sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề môi trường, đặc biệt ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa - nơi môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tài nguyên du lịch.
- Về kinh tế: Đây là giải pháp có tính xã hội cao và có ý nghĩa quan trọng đối với dân cư ở khu vực có tiềm năng du lịch, đặc biệt tại các trung tâm đô thị, khu vực Côn Sơn - Kiếp Bạc; các cảnh quan đẹp, các di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng v.v. Việc nâng cao đời sống cộng đồng, tạo công ăn việc làm của người dân gắn với các hoạt động phát triển du lịch tại các điểm này sẽ là yếu tố đảm bảo để người dân tham gia tích cực vào việc bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường khu vực và là một điều kiện tiên quyết bảo đảm việc phát triển du lịch bền vững và có hiệu quả cao.