Triển vọng về kinh tế Châu Âu

Một phần của tài liệu Vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam trong những năm gần đây (Trang 77 - 79)

II. Triển vọng hợp tác đầ ut trực tiếp nớc ngoài EU

1.Triển vọng về kinh tế Châu Âu

Ngày 14/04/2000, Chủ tịch Ngân hàng Trung ơng Đức Bundesbank- Ông Ernst Welteke cho rằng lãi suất cao do Ngân hàng Trung ơng Châu Âu (ECB) vừa công bố không kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế của 11 nớc thuộc khu vực sử dụng đồng EURO, sự thanh toán qua đồng tiền chung Châu Âu vẫn mạnh. Mặc dù ECB đã ba lần thắt chặt các điều kiện tín dụng ở khu vực sử dụng đồng EURO kể từ tháng 11- 1999 nhằm tránh nguy cơ bùng nổ lạm phát do giá dầu trên thế giới tăng và đồng EURO mất giá. Lãi suất của khu vực sử dụng đồng EURO hiện nay cao hơn hồi tháng 11- 1999, nhng lãi suất tái cấp vốn chủ chốt hiện nay ở mức 3,5% so với 2,5% trớc đây.

Các nhà phân tích kinh tế lạc quan nói rằng xu hớng đi lên của nền kinh tế Châu Âu vẫn tiếp tục. Chủ tịch ECB- Wan Duisenberg nói: “Nhìn lại hơn một năm sau khi đồng EURO ra đời, chúng ta có những lý do để hài lòng”. Ngân hàng này chủ yếu đạt đợc mục tiêu của mình là ổn định giá cả, với tỷ lệ lạm phát của khu vực sử dụng đồng EURO chỉ hơn 1% trong năm 1999. Theo ông Duisenberg, ECB sẽ tiếp tục giải thích tầm quan trọng của mục tiêu hàng đầu của khu vực sử dụng đông tiền chung là duy trì ổn định giá cả và sẽ thực hiện chính sách tiền tệ hợp lý.

Dự báo kinh tế của Uỷ ban Châu Âu (EC), với mức tăng trởng kinh tế trong khu vực đồng EURO cũng nh trong 15 nớc EU có thể đạt 3,1% trong năm 2001. Mức tăng trởng của Đức, Pháp, hai nớc có nền kinh tế lớn nhất trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu lạc quan hơn nhiều so với năm ngoái.

GDP của Pháp năm 2000 tăng 3,7% và năm 2001 tăng 3,2% so với 2,9% dự đoán năm ngoái. Theo Viện thống kê quốc gia Pháp (INSEE). Việc tạo ra nhiều chỗ việc làm trong 6 tháng đầu năm 2000 sẽ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 10% vào giữa năm 2000.

GDP của Đức trong năm 2000 tăng 2,9% so với 2,6% và sẽ tăng 2,7%vào năm 2001.

Các nhà kinh tế chỉ trích việc tăng lãi suất lại nói rằng việc thắt chặt các khoản tiền lơng, ECB sẽ cản trở phục hồi kinh tế trong khu vực. IMF đã cảnh báo rằng ECB nên thận trọng không kìm hãm kinh tế của khu vực đồng EURO bằng cách nâng lãi suất quá nhanh. Trong khi ECB cần duy trì mục tiêu chống lạm phát, thì điều quan trọng hiện nay là tranh cản trở sự tiếp tục phục hồi kinh tế thông qua việc thắt chặt chính sách tài chính.

Thất nghiệp và tình trạng nhập siêu trong buôn bán là hai vấn đề đau đầu đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế của EU. Sức ép của lạm phát còn dai dẳng, những nguy cơ lạm phát xuất hiện chủ yếu do giá dầu mỏ tăng mạnh và giá nhập khẩu hàng hoá từ khu vực khác vào EU tăng vì đồng EURO mất giá mạnh so với đồng USD và đồng Yên. Ngoài ra còn có những yếu tố khác ảnh hởng đến đồng EURO nằm trong chính khu vực này nh việc cải cách cơ cấu kinh tế, những bất ổn về chính trị, sự bất ổn trong vấn đề mở rộng Liên minh Châu Âu...

Một phần của tài liệu Vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam trong những năm gần đây (Trang 77 - 79)