Những kết quả đạt đợc.

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 (Trang 52 - 54)

IV. Tác động của đầ ut phát triển đối với ngành Dệt May.

1.Những kết quả đạt đợc.

-Về quy mô ngành. Sau những cố gắng đổi mới trong vòng 10 năm trở lại đây, ngành Dệt - May Việt Nam đã thực sự chứng tỏ là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế, một ngành công nghiệp không thể thiếu trên con đờng công nghiệp hoá của đất nớc. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 2,75 tỷ đồng gấp gần 4 lần so với năm 1995 và chiếm tỷ trọng 13,25% trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Theo thống kê, đến nay số doanh nghiệp Dệt - May toàn ngành nh sau:

Bảng 7: Số doanh nghiệp Dệt - May toàn quốc năm 2002

Khu vực Tổng Quốc doanh T nhân Đầu t nớc ngoài Miền Bắc 285 140 106 39 Miền Trung 58 30 19 9 Miền Nam 688 61 324 303 Tổng 1031 231 449 351 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Về thiết bị, năm 2002 toàn ngành dệt may có khoảng 1. 500.000 cọc kéo sợi, trong đó đầu t mới khoảng trên 10 vạn cọc; 10.000 máy dệt thoi, 5.500 máy dệt không thoi; 4 dây chuyền cán bông; 1290 máy dệt kim tròn, 250 máy dệt kim phẳng và 200.000 máy may các loại.

-Về chất lợng sản phẩm. Chất lợng quản lý trong các doanh nghiệp đợc nâng cao. Hệ thống quản lý chất lợng ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000 đợc tích cực triển khai rộng rãi. Các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả đều thực hiện tốt công tác quản lý chất lợng sản phẩm. Đến cuối năm 2001 đã có 20 doanh nghiệp của Vinatex đợc cấp chứng chỉ ISO 9002 và 2 đơn vị nhận chứng chỉ ISO 14000 (Dệt Phong Phú và Coats Phong phú), 2 đơn vị đợc cấp SA 8000 (Dệt may Thắng Lợi và Coats Phong Phú).

Nhờ những dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại mới nhập về mà chất lợng sản phẩm dệt may của Việt Nam không thua kém gì hàng ngoại. Hàng chất lợng cao của một số doanh nghiệp Việt Nam thậm chí còn có thể sánh ngang với những sản phẩm của các hãng nổi tiếng thế giới nh hàng của May 10, Giày Th- ợng Đình...

-Đóng góp cho ngân sách. Là một ngành kinh tế mũi nhọn, Dệt - May Việt Nam tạo một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nớc, đóng góp tích cực vào quá trình tích luỹ của nền kinh tế. Năm 1995 ngành đã nộp ngân sách 162,4 tỷ đồng, năm 1996 là 163,5 tỷ đồng, năm 1997: 134,3 tỷ đồng, năm 1998: 140,6 tỷ đồng, năm 1999: 209 tỷ, năm 2000: 259 tỷ đồng, năm 2001: 298,6 tỷ đồng.

-Đóng góp về mặt xã hội. Vốn là một ngành sử dụng nhiều lao động, sự tiến bộ của ngành Dệt - May đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 1.600.000 lao động (cha kể số lao động trồng bông, dâu, nuôi tằm,...) với thu nhập bình quân khoảng trên dới 800.000 đ, chiếm khoảng 25% lực lợng lao động công nghiệp. Việc phát triển các khu công nghiệp của ngành còn tạo việc làm cho hàng vạn lao động gián tiếp. Bên cạnh đó, việc mở rộng vùng nguyên liệu trồng bông còn thúc đẩy công nghiệp hoá nông thôn diễn ra nhanh hơn.

Những thành tựu trên đã chứng minh cho sự nỗ lực hết mình của ngành Dệt - May Việt Nam nhằm thích ứng với môi trờng đầy biến động của nền kinh tế thị trờng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, kết quả đầu t của ngành vẫn còn bộc lộ một số điểm yếu cần đợc khắc phục.

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 (Trang 52 - 54)