Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHNN&PTNN Hà Nội trong thời kỳ 2005-

Một phần của tài liệu Giải pháp để tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 60 - 62)

II. Phân theo thành phần kinh tế

Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHNN&PTNN Hà Nội trong thời kỳ 2005-

NHNN&PTNN Hà Nội trong thời kỳ 2005-2007

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Số tiền 05/04 (%) Số tiền 06/05 (%) Số tiền 07/06 (%)

Tiền gửi

không kỳ hạn 4.654,3 346,3% 5.329,8 114,5% 6.559,7 123,1%

Tỷ trọng 40,1% 41,5% 42,4%

Tiền gửi dưới

12 tháng 4.739,2 102,5% 4.568,8 96,4% 5.829,6 127,6%

Tỷ trọng 40,9% 35,6% 37,7%

Tiền gửi từ

12-24 tháng 1.138,0 39,9% 916,8 80,6% 540,9 59,0%

Tỷ trọng 9,8% 7,1% 3,5%

Tiền gửi trên

24 tháng 1.069,9 232,4% 2.030,1 189,7% 2.538,1 125,0%

Tỷ trọng 9,2% 15,8% 16,4%

Tổng NV huy

động 11.601,4 125,1% 12.846,4 110,7% 15.468,4 120,4%

( Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNN Hà Nội)

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 tỷ đồng 2005 2006 2007 năm

Tiền gửi trên 24 tháng Tiền gửi từ 12-24 tháng Tiền gửi dưới 12 tháng Tiền gửi không kỳ hạn

Việc phân theo kỳ hạn các nguồn vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định sự chuyển dịch cơ cấu vốn để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng tăng của nền kinh tế.

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ phân tích có thể thấy rõ các nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2007, tiền gửi không kỳ hạn chiếm 42,4%, tiền gửi dưới 12 tháng chiếm 37,7% với mức tăng đều đặn hằng năm. Nguyên nhân chính là do như đã phân tích ở trên, nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh là từ các Tổ chức kinh tế, vì thế các nguồn này thường là nguồn tiền gửi không kỳ hạn nhằm mục đích thanh toán. Mặt khác, trong những năm gần đây, tình hình lạm phát tăng cao, cá biệt vào năm 2007 tỷ lệ lạm phát là 8,3%, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2007 tăng 12,36% so với cùng kì năm ngoái, do vậy người dân chủ yếu giữ tiền để tiêu dùng hoặc gửi ngân hàng với kì hạn ngắn. Thứ ba, do xuất hiện nhiều kênh đầu tư khác như thị trường chứng khoán và bất động sản… nên người dân chủ yếu gửi tiền với kỳ hạn ngắn để linh hoạt trong đầu tư. Nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao làm cho lãi suất huy động bình quân thấp, chi phí đầu vào rẻ, từ đó dẫn đến lãi suất cho vay thấp, thu hút được nhiều khách hàng, nâng cao doanh số hoạt động tín dụng. Tuy nhiên điều này lại đặt ra một thách thức đối với NHNN&PTNN Hà Nội là làm sao để chủ động trong việc cho vay trung và dài hạn trong khi nguồn vốn huy động lại hầu hết là ngắn hạn.

mạnh 60,1% so với năm 2004, năm 2006 giảm 19,4% so với năm 2005 và năm 2007 tiếp tục giảm 41% so với năm 2006. Tuy vậy, tiền gửi trên 24 tháng lại có dấu hiệu tăng mạnh vào 3 năm gần đây, năm 2005 tăng 131,4% so với năm 2004, năm 2006 tiếp tục giữ đà tăng trưởng mạnh với 89,7% so với năm 2006, năm 2007, nhịp độ tăng trưởng có vẻ ổn định hơn và chậm lại, tăng 25% so với năm 2006. Tỷ trọng cũng tăng từ 9,2% trong năm 2005 đến 16,4% trong năm 2007. Sự tăng trưởng này là do Chi nhánh đã phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn từ 01 đến 60 tháng và trong năm 2006, NHNN&PTNN Việt Nam cũng phát hành lọai trái phiếu có kỳ hạn dài 10 đến 20 năm với chiến dịch quảng cáo rầm rộ thu thú được nhiều khách hàng.

Ngân hàng huy động vốn không chỉ về số lượng mà còn phải vì chất lượng, có nghĩa là làm thế nào để có thể đảm bảo cân đối giữa vốn dài hạn và vốn ngắn hạn, để từ đó có thể đáp ứng được các nhu cầu vay vốn của khách hàng.

2.2.4 Theo loại tiền

Một phần của tài liệu Giải pháp để tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 60 - 62)