Củng cố, nâng cao uy tín, tạo lòng tin đối với khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp để tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 89 - 90)

II. Phân theo thành phần kinh tế

3.2.2.3Củng cố, nâng cao uy tín, tạo lòng tin đối với khách hàng

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

3.2.2.3Củng cố, nâng cao uy tín, tạo lòng tin đối với khách hàng

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng được tồn tại và phát triển trên cơ sở lòng tin của ngân hàng. Chữ tín đối với các ngân hàng là vô cùng quan trọng. Có thể thấy, rất nhiều các ngân hàng bị phá sản chỉ vì mất lòng tin đối với khách hàng. Với hệ thống NHTM cổ phần nhiều và áp dụng mức lãi suất cao hơn như hiện nay, việc cạnh tranh của chi nhánh phải dựa vào uy tín của mình.

Thứ nhất, uy tín của ngân hàng có được nhờ lịch sử hoạt động. Đây là một thế mạnh của Chi nhánh do sự tồn tại của chi nhánh đã được gần 20 năm, đi cùng với bao nhiêu bước thăng trầm của nền kinh tế. Do đó, ít nhiều chi nhánh cũng đã gây dựng được lòng tin đối với khách hàng trên đìa bàn thủ đô.

Thứ hai, uy tín của ngân hàng có được nhờ quản lý được tốt rủi ro thanh khoản và hoạt động trong nghiệp vụ thanh toán. Để có thể thực hiện tốt điều này, Chi nhánh cần phải thực hiện thanh toán nhanh chóng với độ chuẩn xác cao, thông báo kịp thời cho khách hàng khi hoàn tất thanh tóan cũng như khi xảy ra sự cố trong thanh tóan để cùng khách hàng giải quyết. Ngoài ra, việc quản lý tốt rủi ro thanh khoản cũng đem lai cho ngân hàng khả năng thanh tóan trước sự biến động của lãi suất cũng như thị trường. Để làm tốt điều này thì cần sự phối hợp của toàn bộ cán bộ công nhân viên ngân hàng, từ phòng kế hoạch cho tới các phòng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Từ đó, xây dựng được lòng tin đối với người gửi tiền.

keting ngân hàng. Chi nhánh cần phát huy hiệu quả của công tác tuyên truyền quảng bá, xây dựng hình ảnh gần gũi quen thuộc trong lòng dân chúng. Đưa ra các khẩu hiêu, tôn chỉ, biểu tượng dễ nhớ, dễ thuộc, bắt mắt để có thể thu hút khách hàng. Cập nhập và đổi mới thường xuyên trang web thông tin điện tử của ngân hàng tạo sự tiện ích cho khách hàng trong việc tra cứu thông tin cũng như hiểu biết thêm về ngân hàng, qua đó tiết kiệm được chi phí. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo ngân hàng cũng phải thường xuyên tiếp xúc với UBND, HĐND xã, phường, quận để thông qua các cuộc họp địa phương để tranh thủ giới thiệu về ngân hàng.

Thứ tư, uy tín cho Ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào ảnh hưởng của các tin đồn lan truyền trong dân chúng. Có thể nhận thấy hậu quả của các tin đồn là người dân đua nhau đến rút tiền. Trong một thời điểm, nguồn tiền dự trữ của ngân hàng không thể đáp ứng được hết nhu cầu rút tiền của khách hàng. Do đó, có thể gây ra sự sụp đổ của Chi nhánh. Vì thế, Chi nhánh cần quản lý tốt các thông tin bên trong cũng như bên ngoài chi nhánh, kịp thời ứng phó các tình huống nhạy cảm, quản lý và ngăn chặn các nguồn thông tin thất thiệt bên ngoài.

Để tăng cường hoạt động huy động vốn của chi nhánh thì cần thiết phải kết hợp không chỉ có phòng nguồn vốn và khối giao dịch viên mà đòi hỏi cần phải có sự kết hợp cũng như vận hành đồng bộ của toàn bộ chi nhánh và trên tất cả các lĩnh vực. Với những giải pháp nêu trên, em huy vọng có thể đóng góp một phần bé nhỏ, mang tính chất tham khảo thêm cho các cô chú, anh chị trong Chi nhánh để có thể hoàn thành được tốt kế hoạch mà chi nhánh có thể đặt ra.

3.3 Kiến nghị

Để hoạt động huy động vốn của ngân hàng phát triển thì không những đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của ngân hàng mà còn đòi hỏi sự khuyến khích, giúp đỡ của các nhân tố khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp để tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 89 - 90)