CÔNG TY LIÊN DOANH TOYOTA GIẢI PHÓNG 3.1 Phương hướng phát triển của Công ty trong những năm tớ
3.2.1. Biện pháp nâng cao chất lượng của hoạt động nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường
tích và dự báo thị trường
Công tác nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường cần được coi là hoạt động ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường không thể chỉ được coi là công việc kiêm nhiệm của một số nhân viên bán hàng hay các bộ phận không chuyên trách khác. Như đã phân tích ở trên, do không xác đinh được vai trò đúng đắn của công tác này nên công ty đã rất bị động trước những thay đổi của thị trường và từ phía nhà cung cấp, dẫn tới giảm sút hiệu quả kinh doanh.
Do vậy công ty cần thiết phải lập ra một bộ phận Marketing chuyên trách công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường. Việc để các nhân viên bán hàng trực tiếp đảm nhiệm như hiện nay là không phù hợp vì khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ bị hạn chế và khả năng dự báo sẽ
không chính xác với nhịp độ tăng trưởng của thị trường. Các nỗ lực marketing sẽ giúp công ty mở rộng thị trường ra các tỉnh lẻ, xâm nhập vào các thị trường tiềm năng chưa được khai thác. Toyota Giải Phóng nên phân đoạn thị trường và phân công công việc cho từng nhóm người đảm nhận những phân đoạn thị trường khác nhau. Phòng Marketing sẽ được tách ra từ phòng kinh doanh và độc lập với phòng kinh doanh. Công ty cũng nên mời các chuyên gia của Toyota Việt Nam tham khảo và cho ý kiến về công tác nghiên cứu và dự báo thị trường cũng như cơ cấu tổ chức, hoạt động của phòng marketing.
Để đáp ứng yêu cầu mới của thị trường hiện nay trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gắt gao giữa các hãng xe và giữa các đại lý với nhau, công tác dự báo phải đạt được các mục đích cụ thể và hiệu quả phải cao nghĩa là phải phát triển công tác nghiên cứu và phân tích thị trường. Cần tập trung vào một số các vấn đề sau:
- Danh mục sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh (10 liên doanh sản xuất ôtô trong nước còn lại), đặc biệt phải quan tâm đến thị trường về các sản phẩm mới mà các đối thủ cạnh tranh sắp sửa tung ra thị trường, phải nắm bắt được những tính năng, những thông số kĩ thuật cơ bản, những điểm manh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh
- Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của đối thủ cạnh tranh (gián tiếp hay trực tiếp)
- Trình độ, quy mô, vị trí, nguồn lực, loại hình phân phối, chiến lược xúc tiến bán hàng, thị phần, chất lượng dịch vụ, danh tiếng của đối thủ cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh, sự tăng trưởng của đối thủ cạnh tranh
- Những chính sách của Chính phủ liên quan đến ngành và thị trường ôtô vì chính những chính sách này hiện nay có tác động rất lớn đến cầu. Ví dụ điển hình như sau khi Nghị định 12 ra đời đến nay tình hình thị trường ôtô Việt Nam rất ảm đạm, số lượng xe bán ra của 11 liên doanh rất ít, khách hàng đang lưỡng lự và
ngóng tin tức cụ thể về tình hình nhập xe cũ, và không khí ảm đạm này kéo dài cho đến tận hôm nay.
- Xu hướng tiêu dùng của thị trường. Càng ngày thì thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam càng đa dạng, các dòng xe được ưa chuộng hiện nay thường là những dòng xe có tính năng hiện đại, trung hoặc cao cấp, có thương hiệu mạnh, thuận tiện cho việc đi lại của cả gia đình (đối với khách hàng cá nhân)… Những dòng xe thể thao cũng ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là giới trẻ, hiện nay Toyota Việt Nam chưa khai thác dòng xe thể thao. Kết quả nghiên cứu và dự báo thị trường của Phòng Marketing sẽ được cân đối với kết quả nghiên cứu của hãng, sau đó sẽ được trình Ban Lãnh đạo Công ty và Hội đồng Quản trị thông qua chương trình thực hiện chiến lược và kế hoạch kinh doanh.