Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động đại lý của Công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đại lý của công ty liên doanh Toyota giải phóng (Trang 37 - 43)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÍ CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH TOYOTA GIẢI PHÓNG

2.2.1. Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động đại lý của Công ty

2.2.1.1. Tình hình thực hiện kế hoạch bán xe và cung cấp dịch vụ qua các năm

- Về doanh thu hoạt động đại lý: Qua bảng trên có thể thấy doanh thu bán hàng vẫn chiếm tuyệt đại đa số tổng doanh thu của công ty, thường chiếm trên 95% tổng doanh thu, do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh xe ôtô, với giá trị rất lớn của sản phẩm ôtô. Doanh thu cung cấp dịch vụ tăng giảm tương đối ổn định, ngoại trừ mức tăng của năm 2006. Thường ổn định ở mức xấp xỉ 20 tỷ đồng, do Toyota Giải Phóng bị hạn chế bởi quy mô xưởng dịch vụ. Với 26 khoang xe hiện nay, Toyota Giải Phóng đang tỏ ra không đáp ứng được hết nhu cầu thị trường và điểm CS dịch vụ thường không cao (hơn 80 điểm). Chiếm tỷ trọng hết sức nhỏ bé trong tổng doanh thu là doanh thu từ hoạt động tài chính, thường chỉ dừng lại ở mức 100 triệu đồng nhờ vào lãi tiền gửi. Năm 2007, 2008 Toyota Giải Phóng đầu tư vào VISACO với mô hình thử nghiệm Trung tâm kinh doanh xe cũ nhưng tình hình của VISACO rất không khả quan, chưa có khả năng tìm kiếm lợi nhuận bù đắp chi phí và nhiều khả năng Công ty sẽ không duy trì sự đầu tư không có hiệu quả này.

- Về tình hình thực hiện kế hoạch bán xe và dịch vụ: Sau 3 năm chính thức trở thành đại lý của Toyota Việt Nam, Toyota Giải Phóng đã tạo được niềm tin đối với khách hàng trong các lĩnh vực bán hàng và dịch vụ, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường cũng như uy tín đối với Toyota Việt Nam. Năm 2005, cùng với sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế và những biến chuyển tích cực trên thị trường ôtô, Toyota Giải Phóng tiếp tục tăng trưởng về số lượng xe bán ra, về số lượt xe thực hiện dịch vụ cũng như về doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ và lợi nhuận. Số lượng xe bán ra năm 2005 đạt 1035 xe, chiếm

14,11% thị phần Toyota Việt Nam và nhiều hơn 175 xe so với năm 2004. Số lượt xe thực hiện dịch vụ cũng gia tăng và vượt chỉ tiêu đề ra đầu năm, đạt 8435 lượt.

Năm 2006 tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng không ngừng của Toyota Việt Nam trong xu thế có lợi của thị trường. Năm 2006 đánh dấu là một năm thành công của các đại lý Toyota Việt Nam nói riêng, trong đó có Toyota Giải Phóng và cả thị trường ôtô Việt Nam nói chung, vì với việc khống chế được lượng cung, đặc biệt là vào giai đoạn cuối của năm, với giá cao, các liên doanh đã thực sự kết thúc năm 2006 với lợi nhuận siêu ngạch. Với Toyota Giải Phóng, năm 2006 số lượng xe bán là 1706 xe, đạt 114% so với kế hoạch (1500) xe và tăng 66% so với năm 2005. Doanh số dịch vụ đạt gần 18,7 tỷ VNĐ, đạt 130% so với kế hoạch (15 tỷ) và tăng 75% so với năm 2005 (10,9 tỷ). Cũng trong năm 2006, Toyota Giải Phóng đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động thêm 1 xưởng Thân Vỏ mới vào dịp cuối năm. Kết thúc năm 2006, Toyota Giải Phóng đạt mức lợi nhuận trước thuế là 20,3 tỷ VNĐ, đạt 320% so với kế hoạch và tăng 340% so với năm 2005. Tuy năm 2006 là năm chứng kiến sự ra đời và lớn mạnh không ngừng của các đại lý như Toyota Biên Hoà, Toyota Đà Nẵng, Toyota Hải Phòng, Toyota Lí Thường Kiệt nhưng thị phần của Toyota Giải Phóng trong Toyota Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng, chiếm 14,50% thị phần Toyota Việt Nam, vẫn là một trong 3 đại lý xuất sắc nhất của Toyota Việt Nam. Tuy nhiên năm 2006 lại là một năm không thành công của hoạt động cung cấp dịch vụ, với sự gia tăng chậm chạp của số lượng xe thực hiện và không hoàn thành chỉ tiêu. Vấn đề này xuất phát từ nguyên nhân quá tải về mặt bằng của xưởng dịch vụ Toyota Giải Phóng. Toyota Giải Phóng đã không lường trước được tốc độ phát triển của thị trường và chưa kịp đầu tư mở rộng xưởng dịch vụ một cách kịp thời. Nhưng nhìn chung năm 2006 vẫn là một năm cực kì thành công của Toyota Giải Phóng, với mức lợi nhuận đạt kỉ lục cho đến tận thời điểm này.

Năm 2007, thị trường ôtô Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định do có sự tác động của lộ trình tăng thuế hàng năm của Chính phủ, bằng sự năng động sáng tạo và phấn đấu nỗ lực của toàn thể CBCNV, hoạt động sản xuất kinh doanh của Toyota Giải Phóng đã đạt sự tăng trưởng ổn định và những thành tích nhất định về bán hàng, dịch vụ cũng như tiếp tục duy trì cho mình vị trí, uy tín vững chắc trên thị trường ôtô Việt Nam với khẩu hiệu “Toyota Giải Phóng cùng bạn đi trọn cuộc đời”. Số lượng xe bán ra trong năm 2007 là 1256, không đạt so với kế hoạch (1260 xe) và giảm 37,8% so với năm 2006 (1706 xe). Doanh thu đạt 24,6 tỷ đồng, đạt 103% so với kế hoạch (24 tỷ) và tăng 71% so với năm 2006 (15 tỷ). Trong năm 2007, Xưởng Thân Vỏ của Công ty đã đi vào hoạt động ổn định phần nào đã giảm tải được mặt bằng nhưng vẫn chưa đáp ứng được lượng khách hàng đến với công ty ngày càng đông. Cũng trong năm này Toyota Việt Nam có thêm một số đại lý chính thức đi vào hoạt động và hai Trạm dịch vụ uỷ quyền là Toyota Mỹ Đình và Toyota Thăng Long. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các đại lý mới, thị phần của Toyota Giải Phóng tiếp tục bị chia sẻ và giảm nhẹ xuống mức 13,73%. Tuy nhiên, Toyota Giải Phóng vẫn tiếp tục là một trong 2 đại lý xuất sắc nhất của Toyota Việt Nam cùng với Toyota Hoàn Kiếm. Tuy có sụt giảm ở một số chỉ tiêu nhưng lợi tức trước thuế của Toyota Giải Phóng năm 2007 vẫn là 12,6 tỷ VNĐ, đạt 131% so với kế hoạch (9,6 tỷ).

Nếu năm 2006 đánh dấu là năm Toyota Giải Phóng đạt mức kỉ lục về lợi nhuận thì năm 2008 lại là một dấu mốc quan trọng nữa trong quá trình hoạt động kinh doanh của Toyota Giải Phóng. Năm 2008, lần đầu tiên trong vòng 8 năm trở thành đại lý chính thức của Toyota Việt Nam, Toyota Giải Phóng đã vượt qua được đối thủ Toyota Hoàn Kiếm để trở thành đại lý xuất sắc nhất của Toyota Việt Nam về doanh số bán, đạt 1797 xe, cao nhất trong số các đại lý của Toyota Việt Nam năm 2008 (Bảng 16: Kết quả bán hàng của các đại lý Toyota Việt Nam năm 2008).

Biểu đồ 1: Số lượng xe bán ra của Toyota Giải Phóng qua các năm 1035 1706 1256 1797 0 500 1000 1500 2000 2002 2003 2004 2005

Biểu đồ 2: Số lượt xe thực hiện dịch vụ tại Toyota Giải Phóng qua các năm

8435 9875 17657 18271 17657 18271 0 5000 10000 15000 20000 2002 2003 2004 2005 - V k t qu bán xe theo ch ng lo i xe (models): ề ế

Bảng 8: Kết quả bán theo chủng loại (model) xe

2005 2006 2007 2008

Stt Model Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (Chiếc) (%) (Chiếc) (%) (Chiếc) (%) (Chiếc) (%)

1 Altis 257 24.8 449 26.0 193 15.3 251 14.0 2 Camry 261 25.3 360 21.7 191 15.4 236 13.1 3 Zace 223 21.5 425 24.5 418 33.1 653 36.3 4 Hiace 243 23.5 242 14.5 212 17.2 145 8.1 5 LandCruiser 51 4.9 51 3.1 40 3.1 37 2.1 6 Vios 0 0 177 10.1 202 16.0 558 31.1 Tổng 1035 100 1706 100 1256 100 1797 100

Như vậy có thể thấy rằng qua các năm dòng xe 7 chỗ (Zace, và sau này là Innova) vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các dòng xe được tiêu thụ. Dòng xe này giữ tỷ trọng ổn định và luôn có xu hướng tăng trưởng về doanh số bán. Bên cạnh đó là dòng Corrola Altis (trước đây còn cả

Corrola J), là dòng xe hạng trung khá phù hợp với thu nhập dân cư. Dòng xe Camry vốn là một dòng xe cao cấp của Toyota nên khá kén chọn khách hàng nhưng cũng đã có một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu xe tiêu thụ, tuy nhiên những năm gần đây, tỷ trọng của nó có xu hướng giảm dần, do trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các dòng xe hạng sang, cao cấp của các hãng khác như BMW Seri3, 5, Mercedes C180, E240, Mondeo V9, và xe ngoại nhập ngày càng nhiều. Tuy đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam đã lâu nhưng dòng LandCruise vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu xe tiêu thụ, thường ở mức dưới 5%, và đây được xem là dòng xe khó tiêu thụ nhất của Toyota, do những đặc tính kĩ thuật chỉ phù hợp với việc đi lại trên các vùng địa hình cao, tiêu tốn xăng (dung tích xilanh 4.0), dòng Hiace mà người dân Việt Nam vẫn gọi là “Cá mập” có những thay đổi lớn về mặt doanh số trong các năm qua, đặc biệt là sau khi dòng xe này được đổi mẫu mã, và đó là thất bại đầu tiên của Toyota trên thị trường ôtô, với việc doanh số bán Hiace sụt giảm đáng kể đến 50%.

- Về kết quả bán theo khu vực thị trường:

Bảng 9: Kết quả bán xe theo khu vực thị trường của Toyota Giải Phóng

2006 2007 2008

Stt Khu vực Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (Chiếc) (%) (Chiếc) (%) (Chiếc) (%)

1 Hà Nội 1069 63.7 676 53.8 1041 57.9

2 Các tỉnh phía Nam Hà Nội 267 15.8 347 27.6 425 23.7

3 Các khu vực khác 350 20.5 233 18.6 331 18.4

Tổng 1706 100 1294 100 1797 100

Theo kết quả thống kê, số lượng xe bán cho khu vực Hà Nội các năm qua vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu xe tiêu thụ của Toyota Giải Phóng, thường có tỷ trọng hơn 50% trong cơ cấu. Điều này cũng xảy ra tương tự như ở các đại lý Toyota Việt Nam khác ở khu vực Hà Nội như Toyota Hoàn Kiếm, Toyota Láng Hạ… Do định hướng phân chia thị

trường của Toyota Việt Nam cho nên việc cạnh tranh với các đại lý ở các vùng khác là rất khó khăn, đặc biệt là thị trường Miền Nam với các đối thủ rất mạnh như Toyota Bến Thành, Toyota Đông Sài Gòn, ở Miền Trung và Tây Nguyên là Toyota Đà Nẵng, Toyota Buôn Ma Thuột.

- Về kết quả bán xe theo đối tượng sở hữu:

Nếu năm 2005, đối tượng khách hàng chủ yếu của Toyota Giải Phóng là nhóm khách hàng dùng Ngân sách Nhà nước như các UBND, các sở, ban ngành trung ương và địa phương (31,7% tổng số xe bán ra) thì trong các năm tiếp theo, đối tượng khách hàng là các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số xe bán ra, với mức tăng trưởng nhanh và ổn định (38% năm 2006, 42% năm 2007 và 53% năm 2008). Cùng với những thay đổi trong chính sách phân bổ Ngân sách Nhà nước, đối tượng khách hàng dùng Ngân sách Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước có tỷ trọng giảm dần qua các năm. Trong những năm qua, với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân, lượng khách hàng cá nhân, gia đình cũng tăng lên đáng kể và giữ mức tỷ trọng khá ổn định khoảng hơn 20%.

Bảng 10: Kết quả bán hàng theo đối tượng sở hữu

2005 2006 2007 2008

Stt Đối tượng khách hàng Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (Chiếc) (%) (Chiếc) (%) (Chiếc) (%) (Chiếc) (%) 1 Khách hàng dùng NSNN 328 31.7 327 19.1 302 24.7 299 16.6

2 DNNN 154 14.9 146 8.34 94 7.26 101 5.62

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đại lý của công ty liên doanh Toyota giải phóng (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w