Quá trình hình thành và phát triển của GTCC tại địa bàn Hà Nội:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển mạng lưới xe bus trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 (Trang 34 - 35)

II. Sự hình thành và phát triển mạng lưới GTCC ở Hà Nội:

1. Quá trình hình thành và phát triển của GTCC tại địa bàn Hà Nội:

Trước đây, hệ thống vận tải hành khách công cộng bao gồm xe điện bánh sắt, xe điện bánh hơi và xe bus.

Xe điện bánh sắt được xây dựng từ đầu thế kỉ XX với 4 tuyến có tổng chiều dài là 31,5 km. Đến năm 1988, các tuyến dành cho xe điện bánh sắt bị gỡ bỏ, chỉ giữ lại một đoạn duy nhất Quán Thánh – Bưởi, dài 3 km và có 3 tàu hoạt động. Đến năm 1990 thì xe điện bánh sắt hoàn toàn bị gỡ bỏ.

Ngay sau đó, xe điện bánh hơi được đem vào sử dụng thay thế nhưng cũng chỉ đến cuối năm 1993 thì lại bị dỡ bỏ.

Nguyên nhân của việc ngừng hoạt động 2 loại phương tiện trên chủ yếu là: Không có đường riêng mà đi chung với đường bộ nên không phát huy được tác dụng. Việc dừng xe đón trả khách gây ảnh hưởng đến dòng phương tiện lưu thông trên đường rất lớn. Điều kiện phục vụ kỹ thuật phương tiện, hạ tần cơ sở không được cải tiến nên tốc độ chậm và cản trở giao thông trên đường. Tiếng ồn lớn, đặc biệt là xe điện bánh sắt…

Thay cho hai loại phương tiện trên là xe bus. Xe bus được sử dụng khá rộng rãi do duy trì được tính năng khai thác – kỹ thuật phù hợp với điều kiện khai thác và đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về đi lại của nhân dân. Nhưng từ những năm 1990, bị ảnh hưởng từ chuyển đổi cơ chế, vận tải xe bus bị mất nguồn bao cấp và trở nên thương mại hóa trong khi chất lượng phục vụ lại kém nên người dân thủ đô đã dần mất niềm tin và thói quen đi lại bằng xe bus.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển mạng lưới xe bus trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w