II. Sự hình thành và phát triển mạng lưới GTCC ở Hà Nội:
1. Những kết quả đạt được trong việc vận tải hành khách công cộng bằng xe bus:
bằng xe bus:
Từ cuối năm 2002 đến nay, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đã đạt được kết quả khả quan là khối lượng vận chuyển hành khác tăng nhanh, góp phần đáng kể chống ách tắc giao thông ở Thủ đô.
Số lượng xe buýt được bổ xung kịp thời theo mục tiêu kế hoạch đề ra cùng với sự đổi mới quản lý của Công ty Vận tải và Dịch vụ công cộng đã làm tăng tần suất chạy xe, tăng chất lượng phục vụ, đảm bảo chạy xe đúng tuyến, đúng giờ nên thu hút được ngày càng nhiều người sử dụng xe buýt.
Tuy vậy, để phát huy hơn nữa hiệu quả vận tải hành khách công cộng của xe buýt Hà Nội, cần tập trung giải quyết những vấn đề sau đây:
- Cần nâng cấp, hoàn thiện và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng của mạng lưới xe buýt.
- Cần mở rộng đường đi vào các khu nhà ở tập thể, khu nhà ở thấp tầng được xây dựng trong thời kinh tế bao cấp để xe buýt phục vụ được đa số dân cư có thu nhập thấp ở các quận nội thành.
- Cần hợp lý hoá mạng lưới tuyến xe buýt để tạo nên giữa các vùng của thành phố, sao cho hành khách đi xe buýt từ vùng nọ đến vùng kia chỉ phải chuyển tuyến với số lần ít nhất.
- Cần làm thêm nhiều nhà chờ ở các điểm dừng, điểm đỗ với đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và biển báo giao thông để đảm bảo an toàn, thuận tiện cho hành khách đi xe buýt và không gây cản trở xe máy, xe đạp tham gia giao thông.
- Cần quan tâm đầu tư để xe buýt Hà Nội có các tiêu chí phục vụ hành khách theo quan điểm của những người đang đi xe buýt như sau:
Bảng 2.4: Chỉ tiêu phục vụ hành khách
Xe buýt có giá rẻ : 30,5%
Đảm bảo an toàn : 25,2%
Thuận tiện, nhanh chóng : 14,1%
Khoảng cách đi bộ đến điểm dừng, điểm đỗ chỉ nên ở mức < 300m : 53,8% Sự cần thiết phải tiếp tục phát triển xe buýt phục vụ công cộng : 37,4%
Hà Nội là nơi hội tụ hành khách ở các nơi về và cũng từ Hà Nội, hành khách toả đi các tỉnh bằng đủ loại phương tiện giao thông, trong đó xe buýt liên tỉnh đảm nhận khối lượng vận chuyển lớn nhất.
Hướng tuyến của xe buýt liên tỉnh chủ yếu là chạy theo các đường quốc lộ hướng tâm.
+ Các bến xe khách liên tỉnh đóng vai trò chuyển tiếp hành khách giữa giao thông đô thị với giao thông liên tỉnh. Các bến xe liên tỉnh của Hà Nội được xác định vị trí và điều chỉnh qui mô theo sự mở rộng không gian thành phố và sự phát triển của mạng lưới đường bộ ở miền Bắc nước ta.
Nhìn chung các bến xe liên tỉnh ở Hà Nội đều chật hẹp, chưa có đường ra vào bến thuận tiện, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu và đang bị xuống cấp, hệ thống tổ chức-quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh của ngành vận tải hành khách liên tỉnh, đặc biệt là chưa đạt được trình độ văn minh, an toàn, trật tự như các bến xe ở Thủ đô các nước Đông Nam Á.
Theo qui hoạch GTVT Hà Nội đến năm 2020, một số bến xe liên tỉnh sẽ phải di chuyển ra ngoài vành đai 3 và phải có diện tích rộng gấp 2 – 3 lần so với hiện nay.
+ Phương tiện xe liên tỉnh: Số lượng xe ô tô chở khách liên tỉnh trong
mấy năm gần đây tăng lên rất nhanh, do chủ trương xã hội hoá đầu tư đã thu hút được nhiều doanh nghiệp và tư nhân tham gia vận tải hành khách.
Các tuyến xe buýt chất lượng cao đảm bảo cho hành khách đi lại nhanh chóng, thuận tiện, văn minh giữa Hà Nội với các đô thị lơn.
Các tuyến xe buýt đường dài từ trung tâm Hà Nội đến các tỉnh kế cận đã đáp ứng kịp thời nhu cầu giao lưu thương mại, phát triển du lịch và sự hoạt động của vành đai công nghiệp bao xung quanh Thủ đô.
Xe buýt liên tỉnh bao gồm nhiều chủng loại, cỡ to-nhỏ khác nhau, do nhiều hãng sản xuất ô tô nổi tiếng trên thế giới và trong nước cung cấp và được lắp đặt hoàn chỉnh thiết bị (ghế ngồi, máy điều hoà nhiệt độ, máy thông tin liên lác v.v…) nên có sức cạnh tranh rát lớn, dành ưu thế hơn hẳn các phương tiện vận tải đường sắt và đường thuỷ nội địa.
Vận tải hành khách công cộng ở Thủ đô Hà Nội là ngành ra đời sớm, phát triển nhanh trong thời kỳ trước thập kỷ 80.
Sự suy giảm của vận tải hành khách công cộng Hà Nội trong nửa cuối thập kỷ 80 và trong suốt thập kỷ 90 là do nhiều nguyên nhân như cơ sở hạ tầng yếu kém, mạng lưới đường không được đầu tư cải tạo và xây dựng thêm, phương tiện ô tô đã cũ mà không được thay thế, bổ xung v.v… nhưng quan trọng nhất là do quan điểm và nhận thức về vai trò của vận tải hành khách công cộng chưa đúng đắn trước sự gia tăng có tính chất bùng nổ các phương tiện giao thông tư nhân (đặc biệt là xe máy, xe đạp) trong giai đoạn chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường.
Trong những năm gần đây, kinh tế Hà Nội phát triển khá nhanh, mức sống của người dân được cải thiện đáng kể, mức tăng dân số cơ học có tính đột biến, số người từ các tỉnh nhập cư vào thành phố ngày càng nhiều; do đó lưu lượng giao thông vượt quá khả năng phục vụ của nhiều đường phố, đặc biệt là ở các cửa ô và nạn ùn tắc giao thông trở nên nghiêm trọng.
Tuy đã được quan tâm đầu tư nâng cấp và phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố vẫn bị quá tải, không đáp ứng kịp nhu cầu. Để giảm mức gia tăng quá mức phương tiện giao thông tư nhân, thời gian qua UBND thành
phố đã ban hành qui định cấm đăng ký thêm xe máy ở các quận nội thành. Từ năm 2003, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đã có bước phát triển đột biến. Số lượng phương tiện xe buýt tăng rất nhanh do được ngân sách đầu tư tập trung và nhờ chủ trương xã hội hoá đầu tư trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng.
Mạng lưới tuyến xe buýt không ngừng được bổ xung, hoàn chỉnh để lan rộng trên toàn địa bàn thành phố. Nhiều tuyến xe buýt được kéo dài đến các đô thị vệ tinh và đạt tiêu chuẩn phục vụ của “xe chất lượng cao”.