I. Những căn cứ chủ yếu để xây dựng mạng lưới xe bu sở Hà Nội đến năm 2020:
2. Phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại Hà Nội đến năm
3.1. Các nguyên tắc và chỉ tiêu qui hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng ở các đô thị lớn
công cộng ở các đô thị lớn
Ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, đặc biệt là các phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, đảm bảo tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng ở các thành phố lớn đạt 25 – 30% vào năm 2010 và 50 – 60% vào năm 2020.
Bảng 3.1: Định hướng phát triển các phương thức vận tải công cộng ở các thành phố theo qui mô dân số và cường độ đi lại:
Quy mô dân số (người) Cường độ khách hàng tối đa (lượng HK…)
Loại phương tiện vận tải công cộng khuyến nghị sử dụng
15.000 – 20.000 Phương tiện cá nhân là chính
20.000 – 100.000 Ô tô bus
100.000 – 1.000.000 2.000 – 12.000 Tàu điện mặt đất, xe bus, taxi
1.000.000 – 3.000.000 ≤ 18.000 Tàu diện trên cao – mặt đất, xe
bus, taxi
> 3.000.000 > 18.000 Tàu điện ngầm, tàu điện mặt
Hạn chế phát triển phương tiện vận tải cá nhân: thực hiện các biện pháp hạn chế xe máy, đồng thời có các giải pháp hợp lý về phát triển xe ô tô con cá nhân, đặc biệt là tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Tỷ trọng vận tải giữa các phương tiện vận tải năm 2010 định hướng như sau: vận tải công cộng (chủ yếu là xe buýt và một số tuyến đường sắt trên cao) 25-30%, xe máy 33-37%, xe đạp 18%, xe ô tô con 12-13% và các loại phương tiện khác là 7%. Đến năm 2020 vận tải công cộng (chủ yếu vận tải bánh sắt) 50-60%, xe máy 12-15%, xe đạp 11-13%, xe ô tô con 14-16% và các loại phương tiện khác 3%.
Tổ chức quản lý giao thông đô thị một cách khoa học bằng việc sử dụng công nghệ và các trang thiết bị hiện đại như tín hiệu, đài điều khiển, hệ thống camera v.v.. đảm bảo lưu thông thông suốt, an toàn và bảo vệ môi trường.
Các nguyên tắc phát triển mạng lưới xe buýt trong giao thông đô thị
So với các loại hình vận tải hành khách công cộng khác, xe buýt có nhiều ưu điểm như: tính linh hoạt cao, vốn đầu tư thấp, sử dụng được phần lớn mạng lưới đường bộ.
Sự phát triển của hệ thống xe buýt gắn liền với hoạt động kinh tế-xã hội trong thành phố và thiết thực hạn chế gia tăng phương tiện tư nhân, giảm ách tắc, tai nạn giao thông.
Vì vậy, từ nay đến năm 2030, xe buýt vẫn sẽ là ph]ơng tiện đóng vai trò chủ đạo, đảm nhận trên 30 % nhu cầu trong vận tải hành khách công cộng ở các đô thị lớn của nước ta.
Các nguyên tắc phát triển mạng lưới xe buýt trong đô thị là:
+ Phân bố hợp lý, đều khắp, đến được tất cả các khu dân cư và phù hợp với qui hoạch, từng bước phát triển hệ thống giao thông đường bộ.
+ Các tuyến xe buýt được hoạch định trên cơ sở số liệu dự báo các chuyến đi từ vùng đến vùng. Đảm bảo cho hành khách đi lại thuận tiện, an toàn, văn minh và chuyển tuyến ít nhất.
+ Đóng vai trò chủ đạo về vận tải hành khách công cộng ở những nơi có lưu lượng giao thông vừa và nhỏ. Đảm nhận chức năng kết nối, chuyển tiếp, hỗ trợ cho các loại phương tiện vận tải hành khách công cộng có khối lượng lớn, tốc độ nhanh.
+ Các tuyến xe buýt chính trong khu vực các quận nội thành được tổ chức trên các đường phố lớn, các vành đai kết nối và đường dẫn đến các nhà ga, bến xe liên tỉnh.
+ Các tuyến xe buýt từ nội thành dẫn ra ngoại thành đồng thời cũng là các tuyến phục vụ giao thông liên tỉnh và phát triển ảnh hưởng của xe buýt Hà Nội đối với các tỉnh kế cận, các thành phố vệ tinh.
+ Từ kết quả điều tra nơi đi, nơi đến ở từng vùng và dự báo nhu cầu vận tải cho tương lai, cần xác định lộ trình chạy xe hợp lý để nối liền các trung tâm thu hút nhiều hành khách, phát huy hiệu quả của các điểm trung chuyển và đảm bảo giao thông liên tục trên các hướng chính.