I. Những căn cứ chủ yếu để xây dựng mạng lưới xe bu sở Hà Nội đến năm 2020:
2. Tăng cường đầu tư để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả đầu tư của mạng lưới xe buýt:
Cần huy động các nguồn vốn đầu tư cho vận tải hành khách công cộng theo những định hướng sau:
- Vốn ngân sách Nhà nước: Đầu tư cho các trạm đỗ dọc đường, terminal và các bến xe ở đầu-cuối tuyến.
- Vốn huy động các doanh nghiệp đầu tư: Các doanh nghiệp tơ nhân có thể được giao đặc quyền khai thác tuyến xe buýt thông qua đấu thầu và liên doanh với doanh nghiệp Nhà nước để quản lý, vận hành các tuyến đường sắt đô thị. Như vậy vốn mua sắm phương tiện (ô tô, đầu máy, toa xe), Deport, các trang thiết bị bảo dưỡng, sửa chữa, văn phòng làm việc chủ yếu đều là vốn của các doanh nghiệp.
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đơợc sử dụng vốn vay ODA và vốn vay dài hạn của các tổ chức tài chính nước ngoài để đầu tư phát triển đường sắt đô thị.
Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ cho xe buýt hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.
Sự cơ động, linh hoạt và tốc độ vận chuyển hợp lý là ưu thế để xe buýt thu hút được nhiều hành khách.
+ Cần vận dụng kinh nghiệm ở các thành phố của Châu Âu là dành ưu tiên cho xe buýt hoạt động trên các tuyến phố chính, có lưu lượng hành khách lớn.
Mạng lưới tuyến xe buýt chính bao gồm các tuyến xe buýt có công suất vận chuyển lớn, tốc độ nhanh là cơ sở để hình thành trục xương sống của hệ thống UMRT trong tương lai và sẽ đơợc kết nối với các nhà ga đa phương thức.
+ Cùng với giải pháp tách riêng làn đường dành cho xe buýt, cần điều chỉnh thời gian chuyển màu đèn tại các nút điều khiển giao thông theo phương châm dành ưu tiên cho xe buýt vượt qua.
+ Ở khu phố cổ, phố cũ cần nghiên cứu áp dụng phương án của Singapore và một số nước châu á là kết nối mạng lưới tuyễn xe buýt chính với
chương trình thu phí sử dụng đường trong giờ cao điểm đối với xe máy và ô tô con. Phương án này vừa làm tăng sức hấp dẫn, thu hút của xe buýt đối với hành khách, vừa tránh đơợc nguy cơ ách tắc giao thông nghiêm trọng khi gia tăng quá mức các phương tiện giao thông tơ nhân.
+ Các tuyến xe buýt ưu tiên cần được thiết lập theo chu trình khép kín, với các làn đường dành riêng, có hệ thống bán vé trơớc (BTR) và được tiếp nối để tạo nên hành trình liên tục với hệ thống đường sắt đô thị (UMRT).
Bảng3.11: Tổng hợp các giai đoạn đầu tư phát triển xe buýt Hà Nội đến năm 2020
TT Chỉ tiêu Giai đoạn
2003 – 2005 Giai đoạn Giai đoạn 2005 - 2010 Giai đoạn 2011 - 2020 1 Số lượng hành khách vận chuyển (triệu lơợt HK /năm) 284 600 - 680 850 2 1Mật độ mạng lơới tuyến xe buýt (km/km2): 1- ở nội thành (7 quận) 2- Toàn thành phố 1 21,94 – 2,0 30,35 1 2 33,3 41,0 1 2 33,61 41,76 3 Tỷ phần đảm nhận so với tổng lơu lơợng hành khách < 20 % 22 – 25 % 25 – 30 %
(Nguồn: Viện chiến lược phát triển)
+ Phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ: Việc phát triển các công trình dịch vụ, duy tu bảo dưỡng và công suất của các Đêpô là rất cần thiết để đảm bảo cho hàng nghìn xe buýt hoạt động liên tục suốt ngày đêm trên toàn địa bàn thành phố.
Theo nghiên cứu, tính toán, cần dành đủ quĩ đất và xây dựng gấp khoảng 10 Đêpô, đảm bảo cho nhu cầu tiếp nhận xe buýt mới, đồng thời cần đặc biệt
quan tâm đầu tơ nâng cấp các nhà xưởng (bao gồm cả các nhà máy trung-đại tu xe buýt), bổ xung trang-thiết bị hiện đại, đào tạo nhân viên kỹ thuật, cán bộ quản lý để đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh và rộng khắp của mạng lưới xe buýt Thủ đô.