Mục tiêu về quan điểm về phát triển xe bus trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển mạng lưới xe bus trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 (Trang 47 - 50)

I. Những căn cứ chủ yếu để xây dựng mạng lưới xe bu sở Hà Nội đến năm 2020:

1. Mục tiêu về quan điểm về phát triển xe bus trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020:

LƯỚI XE BUS Ở HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020

I. Những căn cứ chủ yếu để xây dựng mạng lưới xe bus ở Hà Nội đến năm 2020: năm 2020:

1. Mục tiêu về quan điểm về phát triển xe bus trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020: đến năm 2020:

1.1. Mục tiêu phát triển vận tải hành khách công cộng:

Quan điểm quy mô đô thị hoá rộng lớn và cường độ hoạt động GTVT gia tăng trên địa bàn thành phố đòi hỏi phải qui hoạch phát triển ngành vận tải hành khách công cộng Hà Nội theo những định hướng sau đây:

Có mạng lưới tuyến xe buýt bao phủ rộng khắp, phù hợp với nhu cầu đi lại trong từng giai đoạn phát triển GTVT đến năm 2020.

Lựa chọn hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao các loại hình vận tải công cộng khối lượng lớn, tốc độ cao.

Xây dựng hệ thống vận tải đường sắt đô thị hiện đại và đồng bộ với cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.

Xây dựng các công trình bến bãi, nhà ga đa phương thức, phục vụ kết hợp cho các phương thức vận tải hành khách công cộng.

Các mục tiêu cần đạt được về vận tải hành khách công cộng trong giai đoạn 2010 – 2020:

Hoàn chỉnh mạng lưới tuyến xe buýt và các nhà ga đa phương thức để tiếp chuyển, kết nối liên hoàn các phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn toàn thành phố.

Xây dựng đồng bộ các tuyến đơờng sắt đô thị UMRT theo qui hoạch, với tổng chiều dài khoảng 183km.

Tỷ lệ sử dụng các phương tiện vận tải hành khách công cộng là: Xe buýt đạt 30 – 35%, đường sắt đô thị UMRT đạt hơn 20%.

1.2. Quan điểm phát triển vận tải hành khách công cộng:

Hệ thống GTVT Hà Nội sẽ được qui hoạch theo phương châm coi vận tải hành khách công cộng đóng vai trò chủ đạo, chiếm tỷ lệ phục vụ 30% lượng hành khách năm 2010 và 50 – 60 % lượng hành khách năm 2020.

Vai trò quan trọng của vận tải hành khách công cộng đối với đời sống xã hội và sự nghiệp đổi mới, phát triển Thủ đô thể hiện như sau:

+ Mạng lưới vận tải hành khách công cộng rộng khắp với giá rẻ, đi lại thuận tiện, an toàn, văn minh sẽ có sức cạnh tranh lớn, hấp dẫn nhiều người chuyển từ sử dụng phương tiện giao thông cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

+ Hệ thống GTVT công cộng kết nối liên hoàn với các phương tiện đường bộ liên tỉnh, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, tạo điều kiện để phát triển toàn diện các loại hình dịch vụ GTVT và tăng cường giao lưu kinh tế giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố khác.

+ Sự kết hợp giữa hệ thống đường sắt đô thị và xe buýt cỡ lớn, có tốc độ cao với các loại xe buýt thơờng, có kích thơớc và phương thức tiếp cận hành khách khác nhau sẽ làm thay đổi những quan điểm cũ, theo tơ duy kinh tế bao cấp về qui hoạch, phát triển không gian đô thị.

Hệ thống GTVT công cộng sẽ chi phối kế hoạch sử dụng đất đô thị và phơơng án xây dựng các khu nhà ở tập trung đông dân cơ.

+ Trong khi chưa có vốn đầu tư và chơa có đủ các điều kiện cho việc đền bù, tái định cư, giải phóng mặt bằng để mở rộng, xây dựng thêm các đường phố theo qui hoạch phát triển đô thị, thì giải pháp có hiệu quả, thiết thực nhất để giải toả ách tắc giao thông là phát triển nhanh, đồng bộ các phương tiện vận tải hành khách công cộng.

+ Có thể huy động được nhiều nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong việc mua sắm, đổi mới các phương tiện vận tải hành khách công cộng sẽ tạo điều kiện để xã hội hoá đầu tơ cho GTVT đô thị.

+ Sử dụng các phương tiện vận tải hành khách công cộng sẽ thiết thực cải thiện điều kiện sống cho người dân thành phố, thể hiện là: tiết kiệm đơợc diện tích nhà ở, giảm chi phí cho đi lại hàng ngày và có thêm thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức lao động.

Những vấn đề cơ bản chi phối sự phát triển vận tải hành khách công cộng trong tương lai.

+ Lưu lượng giao thông ước tính năm 2020 sẽ cao hơn năng lực của nhiều tuyến đường thứ cấp và đường phụ ở khu vực phía Đông, phía Nam thành phố và ở trên các đường lên cầu qua sông Hồng.

+ Nghiên cứu về sự phân bổ lưu lượng giao thông đô thị ở thời điểm 2020 cho thấy một số đường phố trong khu vực các quận nội thành vẫn có thể xảy ra ách tắc giao thông nếu thành phố không có kế hoạch đầu tư toàn diện và đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông đô thị với chương trình cải tạo, mở rộng các đường trục hướng tâm, xây dựng hoàn thiện các tuyến đường vành đai và phát triển hệ thống đường cao tốc tiếp nối với Thủ đô Hà Nội.

+ Các dự án phát triển vận tải hành khách công cộng gặp khó khăn rất lớn trong việc xác định tổng nhu cầu vận tải hành khách vì Hà Nội là nút giao thông tổng hợp về đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không ở miền Bắc Việt Nam nên số ngơời ra vào thành phố hàng ngày thường xuyên biến đổi và gia tăng nhanh.

+ Sự tác động của công nghiệp hoá đối với vận tải hành khách công cộng: Sự phát triển các cơ sở công nghiệp trong những năm gần đây ở các tỉnh kế cận, đặc biệt là Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Hơng Yên trên thực tế đã tạo nên một vành đai công nghiệp có tính tập trung cao ở xung quanh thành phố 15 – 20 km, thu hút hàng vạn người lao động đến làm việc.

Chủ trương di chuyển gần 100 cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc có năng lực sản xuất thấp, không phát huy tốt hiệu quả sử dụng đất ở nội thành ra ngoại thành kéo theo nhu cầu phải phục vụ đi lại làm việc hàng ngày cho nhiều cán bộ, kỹ sơ, công nhân viên từ các khu nhà ở trong nội thành đến các nhà máy, xí nghiệp mới xây dựng ở ngoại thành.

+ Tác động của đô thị hoá đối với vận tải hành khách công cộng

Các đô thị vệ tinh ở cách trung tâm Hà Nội 30 – 50 km có quan hệ giao lưu thương mại, hợp tác kinh tế, văn hoá, xã hội chặt chẽ và gia tăng rất nhanh theo qui mô đô thị hoá.

Chủ trương phát triển mạng lưới xe buýt từ Hà Nội ra các thị xã và đô thị vệ tinh trong mấy năm gần đây đã cải thiện đáng kể điều kiện giao lưu kinh tế và đi lại hàng ngày của nhân dân, giảm rất nhiều xe máy, xe đạp trên các trục đường tỉnh lộ, quốc lộ.

Trong tương lai, các loại xe buýt thông thường sẽ không thể đáp ứng đơợc nhu cầu gia tăng hành khách trên các trục đường quốc lộ hướng tâm, vì vậy cần triển khai sớm các dự án xây dựng tuyến xe buýt dành riêng, có khối lượng lớn, tốc độ cao (BTR) và các dự án kết nối hệ thống đường sắt quốc gia với đường sắt đô thị (UMRT) để phục vụ vận tải hành khách công cộng cho vùng đô thị Thủ đô.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển mạng lưới xe bus trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w