II. Sự hình thành và phát triển mạng lưới GTCC ở Hà Nội:
2. Quá trình hình thành và phát triển của mạng lưới xe bus:
Mạng lưới xe buýt Hà Nội được hình thành từ những năm 1960, trong thời kỳ kinh tế bao cấp, với 28 tuyến ở nội thành và 10 tuyến xe vé tháng chuyên trách.
Trong những năm 1980, với số lượng 500 xe buýt các loại, khối lượng vận tải hành khách công cộng đã vận chuyển đạt 50 triệu lượt hành khách/năm, đáp ứng 20 – 25% nhu cầu đi lại hàng ngày của nhân dân.
Từ những năm 90, thành phố áp dụng chính sách trợ giá theo nguyên tắc lấy lãi ở các tuyến xe buýt phục vụ đường dài để bù lỗ cho các tuyến ngắn trong nội thành, “lấy thu, bù chi và kinh doanh có lãi”. Công ty xe khách Thống nhất đã chuyển hướng hoạt động theo phương châm mở rộng phạm vi kinh doanh, kéo dài và mở thêm các tuyến ngoại vi, rút ngắn các tuyến ở nội thành. Hoạt động vận tải hành khách công cộng trong thành phố ngày càng giảm về số lượng luồng tuyến cũng như chất lượng phục vụ hành khách. Người dân Thủ đô mất dần lòng tin và thói quen đi lại bằng xe buýt.
Từ năm 1996, Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội chủ trương “ưu tiên phát triển xe buýt” thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vận tải hành khách công cộng.
Số liệu thống kê ở bảng dưới đây cho thấy bức tranh chung về sự phát triển năng lực vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội.
Bảng 2.1: Năng lực vận chuyển hành khách công cộng bằng xe bus TT Năm Sản lượng hành khách 1 1980 49.721.590 2 1985 41.422.230 3 1990 19.000.000 4 1992 2.981.750 5 1993 4.838.581 6 1994 5.957.662 7 1995 6.884.219 8 1996 7.138.162 9 1997 8.124.515 10 1998 9.050.411 11 1999 10.490.537 12 2000 12.396.419 13 2001 15.581.342 14 2002 48.870.155 15 2003 174.000.000
(Nguồn: Bộ giao thông vận tải)
Tính từ 1992 – 2002 sản lượng vận chuyển của xe buýt Hà Nội tăng lên 16,4 lần. Tuy vậy so với thời kỳ phát triển nhất của vận tải hành khách công cộng là năm 1980 thì xe buýt năm 2000 chỉ bằng 21% và năm 2002 bằng 98,3%.
Như vậy, xu hướng thu hẹp về qui mô vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội những năm thập kỷ 90 so với thập kỷ 80 là đi ngược với xu thế phát triển chung.
Đây là giai đoạn suy thoái trầm trọng của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Hà Nội.
III. Hiện trạng về vận tải xe bus ở Hà Nội 1. Về mạng lưới tuyến xe buýt công cộng:
Đến đầu năm 2003, mạng lưới xe buýt Hà Nội có 31 tuyến, với tổng chiều dài 609km, nâng tổng chiều dài đường có xe buýt từ 151km (năm 2001) lên 166km (năm 2003).
Phân tích lộ trình của các tuyến xe buýt Hà Nội thấy có những đặc trưng là:
+ Các tuyến được bố trí chủ yếu là để vận chuyển hành khách đi lại trong nội thành. Hành khách từ ngoại thành đi vào và từ nội thành đi ra (chủ yếu theo các hướng quốc lộ 1A, 5, 6, 32) được tiếp chuyển tại các bến xe liên tỉnh và các ga tàu.
+ Mạng lưới tuyến xe buýt tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị nằm trong đường vành đai 2. Dạng tuyến đã được bố trí có tính đa dạng và liên kết được các tuyến với nhau. Tuy nhiên chưa có sự nghiên cứu đánh giá đầy đủ về mức độ hợp lý của mạng lưới tuyến và sự kết nối các điểm phát sinh thu hút hành khách. Đây là một tồn tại lớn, ảnh hưởng đến khả năng thu hút hành khách của mạng lưới xe buyt Hà Nội (vì chưa thực sự tạo được tính liên thông).
+ Trong khu vực nằm giữa đường vành đai 2 và vành đai 3, các tuyến xe buýt đựoc bố trí chủ yếu là trên các trục đường hướng tâm. Những tuyến xe buýt này chủ yếu phục vụ cho các điểm trung chuyển hành khách là các bến xe Hà Đông, Giáp Bát, Gia Lâm, sân bay Nội Bài và các trường đại học, khu dân cư nằm ở 2 bên đường.
Các khu vực tập trung đông dân cư ở các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ và phía Nam quận Hai Bà Trưng hầu như chưa có cơ hội cho xe buýt đến phục vụ, hoặc phải đi bộ hàng kilomét mới đến được các điểm xe buýt dừng, đỗ đón trả khách.