I. Những căn cứ chủ yếu để xây dựng mạng lưới xe bu sở Hà Nội đến năm 2020:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hà Nội đang và sẽ đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để trở thành một đô thị văn minh giàu đẹp, xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân cả nước. Phát triển VTHKCC là giải pháp để khắc phục xu hướng gia tăng quá mức các loại phương tiện giao thông cá nhân, dẫn tới nguy cơ gây ách tắc giao thông nghiêm trọng tại các đô thị lớn.
Quá trình phát triển các phương tiện VTHKCC phụ thuộc vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và sự tham gia đóng góp của toàn dân. Giải quyết nhu cầu đi lại hàng ngày luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm chung của cộng đồng dân cư và các cơ quan quản lý Nhà nước ở thủ đô. Chương trình đầu tư cho giao thông VTHKCC của Hà Nội từ nay đến năm 2020 được thực hiện theo phương châm chỉ đạo là:
+ Ưu tiên đầu tư cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm các trục đường phố, bến bãi, gara,depor, xưởng sửa chữa, mạng lưới dịch vụ … phục vụ trực tiếp cho các phương tiện giao thông VTHKCC.
+ Khuyến khích xã hội hóa đầu tư để nhanh chóng phát triển mạng lưới xe bus đạt mức phục vụ tối đa cho giao thông đô thị, đpas ứng khoảng 30% nhu cầu đi lại hàng ngày của nhân dân và đóng vai trò chủ đạo trong vận tải hành khách công cộng ở thủ đô.
+ Thu hút mọi nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn vay ODA, WB, ADB và vốn FDI của nước ngoài cho các dự án xây dựng đường sắt đô thị để sớm tạo nên hệ thống VTHK có khối lượng vận chuyển lớn. tốc độ nhanh, tạo cho Hà Nội khả năng tiếp cận với trình độ văn minh chung về GTVT như thủ đô của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Mạng lưới xe bus đô thị hiện đại, an toàn, thuận tiện, giá vé phù hợp với mức thu nhập của đa số người lao động sẽ là hệ xương sống của giao thông đô thị và cũng chính là đóng góp thiết thực nhất góp phần hạn chế sự gia tăng của các loại phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là xe máy và ô tô con.
Để đạt được các mục tiêu đầu tư phát triển VTHKCC như trên, dưới góc độ của một sinh viên sắp bước vào thực tế công tác, em xin kiến nghị:
- Thủ tướng chính phủ sớm phê duyệt “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020” do bộ giao thông vận tải phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố lập và đang trình thẩm định. Đồ án quy hoạch giao thông vận tải Thủ đo là cơ sở pháp lý thực tế để Hà Nội và các tỉnh kế cận phối hợp cùng quản lý đất đai dọc theo các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, khiếu kiện khi giải phóng mặt bằng để mở rộng đường giao thông.
- Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để thống nhất về phân công trách nhiệm và huy động các nguồn vốn đầu tư trong việc thực hiện các dự án phát triển giao thông đô thị, tránh chồng chéo hoặc ỷ lại lẫn nhau. Cần xem xét và điều chỉnh quy hoạch giao thông ở các quận - huyện cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của thành phố, đặc biệt là để đảm bảo có đủ quỹ đất cho nhu cầu phát triển giao thông lâu dài trên địa bàn Thủ đô.
- Đầu tư phát triển các loại hình VTHKCC một cách hợp lý và có kế hoạch xúc tiến đầu tư để tranh thủ được nhiều nguồn vốn tài trợ của nước ngoài và vận dụng được những kinh nghiệm tốt về tổ chức giao thông đô thị của thế giới.
- Ưu tiên cải tạo, mở rộng và làm mới các tuyến giao thông là trục chính của mạng lưới xe bus để đạt hiệu quả đầu tư cao nhất cho cơ sở hạ tầng đô thị.
- Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tham gia vào đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực VTHKCC, đảm bảo không bị rủi ro và ổn định lâu dài. - Áp dụng nhiều biện pháp hạn chế gia tăng các phương tiện giao thông
tư nhân, theo kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á và phù hợp với điều kiện thực tế của Hà Nội.
tiện công cộng, có ý thức trách nhiệm đối với lợi ích công cộng, tự giác chấp hành luật lệ giao thông và tích cực ủng hộ, tham gia đóng góp cho các dự án phát triển giao thông đô thị.