Dự đoán cầu nhân lực trong ngắn hạn

Một phần của tài liệu Công tác hoạch định nhân sự tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên 19-5 Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 51)

II. Hoàn thiện công tác dự đoán nhu cầu nhân lực

1.Dự đoán cầu nhân lực trong ngắn hạn

Dự đoán cầu nhân lực ngắn hạn là cầu nhân lực trong thời hạn một năm. Tuy vậy, do đặc điểm của mỗi tổ chức khoảng thời gian có thể linh hoạt hơn. Phương pháp chủ yếu để dự đoán cầu nhân lực trong thời hạn ngắn là phân tích nhiệm vụ/ phân tích khối lượng công việc. Cụ thể:

- Xác định nhiệm vụ/khối lượng công việc của công ty cần phải hoàn thành. - Sử dụng các tỷ số quy đổi hoặc tiêu chuẩn định biên, lượng lao động hao phí cho một đơn vị sản phẩm…để tính tổng số giờ lao động hao phí cho việc hoàn thành mỗi loại công việc/ mỗi loại sản phẩm.

- Quy đổi tổng số giờ lao động ra số người lao động của mỗi nghề, mỗi loại công việc, mỗi loại sản phẩm. Tổng hợp các nghề ta sẽ có nhu cầu nhân lực của tổ chức trong năm tới.

1.1. Phương pháp tính theo lượng lao động hao phí để dự đoán cầu nhân lực trong ngắn hạn đối với lao động trực tiếp. lực trong ngắn hạn đối với lao động trực tiếp.

Theo phương pháp này, việc xác định nhu cầu nhân lực cho năm tới( năm kế hoạch) dựa vào các căn cứ sau đây: tổng số lượng lao động hao phí để hoàn thành số lượng sản phẩm, hoặc khối lượng công việc, nhiệm vụ của năm kế hoạch, quỹ thời gian làm việc bình quân của một lao động năm kế hoạch và hệ số tăng năng suất lao động dự tính của năm kế hoạch.

Công thức: D = TnKm SLi ti n i . . 1 ∑ = Trong đó:

D: Là cầu về lao động năm kế hoạch của công ty( đơn vị: người).

ti: Lượng lao động hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm i(giờ - mức). Chỉ tiêu này được xác định dựa vào hệ thống tiêu chuẩn định mức lao động hao phí( mức thời gian hao phí) cho từng bước công việc, theo từng nghề.

SLi: Tổng số sản phẩm i cần sản xuất trong năm kế hoạch. Chỉ tiêu này được xác định dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tn:Quỹ thời gian làm việc bình quân của một lao động năm kế hoạch( giờ-người). Chỉ tiêu này được xác định thông qua việc xây dựng bảng cân đối thời gian lao động của một lao động năm kế hoạch trên cơ sở phân tích bảng cân đối thời lao động của một lao động năm báo cáo.

Km: Hệ số tăng năng suất lao động dự tính năm kế hoạch. Chỉ tiêu này được xác định thông qua việc dự kiến những yếu tố ảnh hưỏng như thay đổi về kỹ thuật, tổ chức.

n: Số loại sản phẩm cần sản xuất năm kế hoạch.

Cụ thể: Để dự tính được nhu cầu nhân lực tháng 2 năm 2008 của nhà máy may thêu của công ty dệt 19/5 Hà Nội ta dựa vào kế hoạch sản xuất sản phẩm và lượng lao động hao phí cho một đơn vị sản phẩm.

Bảng 18 . Kế hoạch sản xuất sản phẩm trong tháng 2/2008 và lượng hao phí lao động tại nhà máy may thêu của công ty dệt 19/5 Hà Nội.

Mã sản phẩm

KHSX sản phẩm (chiếc)

Lượng lao động hao phí cho 1 sản phẩm Giây- mức Giờ - mức Tổng lượng lao động hao phí để sản xuất sản phẩm (giờ) CN 6102-Quần 3.081 2022,62 0,56 1725,36 CN 6150A1B1 11.886 572,03 0,16 1901,76 CN 6152A1B1 7.152 1607,89 0,45 3218,4 CN 6154-Dây 7.540 666,23 0,19 1432,6 CN 6154-áo váy 3.329 843,55 0,23 765,67 CN 6183 3.218 2002,76 0,56 1820,08 85/86/87258 1.346 4977,74 1,38 1857,48 82/84/88306 3.259 3973,79 1,1 3584,9 87536 1.222 5454,58 1,51 1845,22 #2422 7.884 1768,58 0,49 3863,16 CN 6155 150 1314,79 0,37 55,5 CN 6164B-quần 9.392 1613,03 0,45 4226,4 Khăn ăn 42x42 2.410 215,19 0,06 144,6 82/84/88211 3.205 3985,36 1,11 3557,55 CN 6209 86 1745,65 0,48 41,28 81322 65 7400,15 2,06 133,9 88540 95 8092,11 2,25 213,75 88546 1449 7956 2,21 3203,43 CN 6174 148 4047,10 1,12 165,76 Tổng 65.468 33.756,8

(Nguồn: Theo tính toán của người viết )

Năm 2008, dự tính năng suất lao động của công nhân tại nhà máy đạt 110% ( tức là hệ số Km = 1,1). Dựa vào phân tích bảng cân đối thời gian lao động của một lao động năm 2007, ta dự tính được số ngày làm việc bình quân thực tế của một lao động một tháng năm 2008 là 28 ngày. Số giờ làm việc 8 giờ/ ngày. Như vậy ta có quỹ thời gian làm việc bình quân của một lao động trong một tháng của năm 2008 là: 28 ngày x 8 giờ = 224 giờ. Tức là: Tn = 224 giờ/ một lao động. Vậy cầu nhân lực của nhà máy may thêu của công ty dệt 19/5 Hà Nội trong tháng 2 năm 2008 là: D = 33.756,8: (224 x 1,1) = 137 công nhân.

Phương pháp này được áp dụng trong việc dự đoán cầu nhân lực cho những công việc, những sản phẩm xác định được lượng hao phí lao động cần thiết. Đây là phương pháp có độ chính xác khá cao, tuy nhiên để xác định được hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm đòi hỏi phải thực hiện tính toán cho từng bước công việc nên tốn thời gian và phức tạp.

1.2. Phương pháp tính theo tiêu chuẩn định biên để dự đoán cầu nhân lực trong ngắn hạn đối với lao động gián tiếp. trong ngắn hạn đối với lao động gián tiếp.

Tiêu chuẩn định biên là khối lượng công việc/nhiệm vụ mà một người phải đảm nhận. Ví dụ: số học sinh mà một giáo viên phải đảm nhận, số lao động trực tiếp mà một lao động gián tiếp phải đảm nhận…Dựa trên việc xác định số lượng lao động trực tiếp tại các đơn vị trong năm kế hoạch và tỉ số lao động gián tiếp/ lao động trực tiếp( tiêu chuẩn định biên) thì ta có thể xác định được số lượng lao động gián tiếp mà đơn vị cần trong năm kế hoạch. Trong đó, số lượng lao động trực tiếp tại các đơn vị trong năm kế hoạch được xác định thông qua phương pháp tính theo lượng lao động hao phí để dự đoán cầu nhân lực. Còn tiêu chuẩn định biên được xác định thông qua số liệu của năm báo cáo. Cụ thể:

Bảng 19.Cơ cấu lao động theo nội dung công việc tại các nhà máy của công ty (số liệu tháng 12/2007)

Nhà máy

may thêu Nhà máy sợi Nhà máy dệt

Nhà máy tại Hà Nam

Lao động trực tiếp 289 229 159 106

Lao động gián tiếp 22 15 9 15

Tỉ số Lao động gián tiếp/Lao động

trực tiếp

1/14 1/16 1/18 1/8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Phòng lao động tiền lương)

Theo phương pháp tính theo lượng lao động hao phí ta dự báo được nhu cầu lao động trực tiếp tại nhà máy may- thêu của công ty dệt 19/5 Hà Nội trong tháng 2 năm 2008 là: 137 công nhân. Biết tiêu chuẩn định biên ( tỉ số lao động gián tiếp/lao động trực tiếp) tại nhà máy may-thêu là 1/14 tức cứ 1 lao động gián tiếp sẽ đảm nhận 14 lao động trực tiếp. Do đó, ta dự báo được nhu cầu lao động gián tiếp tại nhà máy may- thêu của công ty dệt 19/5 Hà Nội trong tháng 2 năm 2008 là 137:14 = 10 người.

Một phần của tài liệu Công tác hoạch định nhân sự tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên 19-5 Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 51)