Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Công tác hoạch định nhân sự tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên 19-5 Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 36)

II. Phân tích thực trạng công tác hoạch định nhân sự tại công ty TNHH Nhà

1.2.Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh

Để phục vụ cho công tác dự đoán cầu nhân lực trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn của công ty được chính xác thì bên cạnh việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn định mức hao phí lao động thì công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty cũng đóng vai trò quan trọng. Đây cũng là một công tác được tập thể ban lãnh đạo công ty rất quan tâm và chỉ đạo thường xuyên.

Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty được phân công một cách cụ thể cho từng đơn vị, phòng ban vì kết quả của kế hoạch sản xuất kinh doanh (là các mục tiêu) được xây dựng dựa trên các thông tin, số liệu rất đa dạng và phong phú được thu thập và lưu trữ tại nhiều phòng ban khác nhau. Trong đó, vai trò của phòng kế hoạch thị trường là rất quan trọng, vì đây chính là đơn vị có nhiệm vụ tập hợp các số liệu và tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các nhà máy của doanh nghiệp, cũng như đưa ra các dự báo về mức tiêu thụ các sản phẩm, về doanh thu của toàn công ty trong ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, việc dự báo sản lượng tiêu thụ cho các loại sản phẩm của công ty được dựa trên kinh nghiệm của các cán bộ phòng kế hoạch thị trường, những người được tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng. Thông thường các chỉ tiêu về doanh thu, sản lượng tiêu thụ, giá trị sản xuất công nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước 20%.

Bảng 12. Dự báo một số chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2008-2010 của toàn công ty và nhà máy may thêu Hà Nội.

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh thu 140 168 201,6 241,92

Giá trị sản xuất công

nghiệp 130 156 187,2 224,64

Giá trị sản xuất công nghiệp của nhà máy

may thêu Hà Nội

(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)

2.Công tác dự đoán cầu nhân lực.

2.1.Công tác dự đoán nhu cầu nhân lực trong ngắn hạn.

Trong công tác dự đoán cầu nhân lực tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội, thì việc xác định nhu cầu về số lượng lao động và cơ cấu lao động trong kỳ kế hoạch được xây dựng thông qua nhu cầu lao động tại các đơn vị, các nhà máy, phòng ban do cán bộ quản lý ở từng đơn vị đảm nhận. Để xác định được nhu cầu nhân lực của từng đơn vị trong ngắn hạn thì phương pháp được các cán bộ công ty áp dụng hiện nay là phương pháp tính theo năng suất lao động. Cụ thể, người quản lý tại từng đơn vị dựa vào mục tiêu của đơn vị mình, xác định khối lượng công việc sẽ phải hoàn thành trong kì kế hoạch, năng suất lao động của một lao động trong năm kế hoạch, để từ đó dự đoán chính xác cần bao nhiêu nhân lực để hoàn thành khối lượng công việc trong kì kế hoạch.

Công thức tính: D =

W

Q

Trong đó:

D: là nhu cầu về nhân lực trong năm kế hoạch. Q: là tổng sản lượng năm kế hoạch.

W: Năng suất lao động bình quân của một lao động năm kế hoạch.

Bảng 13. Một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy may thêu Hà Nội giai đoạn 2005-2007

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá trị sản xuất

công nghiệp Tỷ đồng 15 18 25

Tổng số lao động Người 242 292 293

Năng suất lao động bình quân

Triệu

đồng/người 62 61,6 85,3

( Nguồn: Phòng lao động tiền lương )

Bảng 14. Dự báo nhu cầu nhân lực của nhà máy may thêu Hà Nội giai đoạn 2008-2010

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Dự báo giá trị sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xuất công nghiệp Tỷ đồng 30 36 43,2

Năng suất lao động bình quân

Triệu

đồng/người 93,83 103,21 113,53

Dự báo nhu cầu về

lao động Người 320 349 381

( Nguồn: Phòng lao động tiền lương )

Trong đó, dự báo giá trị sản xuất công nghiệp nằm trong bản kế hoạch sản xuất kinh doanh, được xác định thông qua phương pháp định tính đã trình bày ở trên. Còn năng suất lao động bình quân được xác định thông qua năng suất lao động bình quân của năm kế hoạch (năm 2007) với hệ số tăng năng suất lao động là Km là 1,1.

Trên thực tế những người quản lý này, luôn nắm rõ hơn ai hết đặc điểm sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như tiến độ thực hiện sản xuất tại đơn vị mình, chính vì vậy, họ sẽ là người hiểu rõ hơn ai hết, nhu cầu nhân lực do đơn vị mình phụ trách và quản lý.

2.2.Công tác dự đoán cầu nhân lực trong dài hạn:

Trong dài hạn, cầu nhân lực của công ty được giao cho cán bộ phòng lao động và tiền lương xác định dựa trên phương pháp tính theo tiêu chuẩn hao phí lao động của một đơn vị sản lượng. Nội dung cơ bản của phương pháp này là lấy tiêu chuẩn hao phí lao động để sản xuất ra một đơn vị sản lượng (1 triệu đồng giá trị sản lượng, hoặc là một đơn vị sản phẩm) tính theo giờ- mức nhân với tổng sản lượng năm kế hoạch. Sau đó chia cho quỹ thời gian làm việc bình quân của một lao động năm kế hoạch ta sẽ có được cầu lao động năm kế hoạch.

Cụ thể: D = (Q x t) / T Trong đó:

D: là nhu cầu nhân lực năm kế hoạch.

t: Tiêu chuẩn hao phí lao động cho một đơn vị sản lượng năm kế hoạch. T: Tổng số giờ làm việc bình quân của một người lao động năm kế hoạch. Trên thực tế, khi xây dựng kế hoạch trong dài hạn, thì vấn đề được các cán bộ phòng lao động và tiền lương rất quan tâm đó là yếu tố lạm phát có thể làm cho các số liệu phục vụ cho công tác dự đoán nhu cầu nhân lực không sát với tình hình thực tế trong tương lai. Chính vì vậy, hiện nay trong hoạt động của mình công ty luôn lấy tiêu chuẩn hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thay vì hao phí lao động để sản xuất ra 1 triệu đồng giá trị sản lượng) tính theo giờ mức làm căn cứ để xác định, và cũng là để loại trừ ảnh hưởng của yếu tố lạm phát đến việc dự báo. Khi đó, phương pháp tính toán cầu nhân lực của công ty cũng được tiến hành tương tự như phương pháp xác định cầu nhân lực theo định mức hao phí lao động (Phương pháp này sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau).

Một phần của tài liệu Công tác hoạch định nhân sự tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên 19-5 Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 36)