điểm Bắc Bộ.
Với các tiêu chí đã nêu ở phần trên cùng với việc xem xét các điều kiện thực tế tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, chính sách phát triển công nghiệp của cả nước, chính sách phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các ngành công nghiệp được lựa chọn là chủ yếu của vùng thời kỳ 2001-2010 như sau:
(1) Công nghiệp cơ khí:
Trong ngành cơ khí, tỷ trọng khu vực kinh tế trong nước giảm, trong khi đó khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng lên. Điều này chứng tỏ các nhà đầy tư nước ngoài đã quan tâm vào lĩnh vực cơ khí, tuy nhiên phạm vi đầu tư còn hạn chế, nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ chú trọng đến lĩnh vực cơ khí tiêu dùng như ô tô, xe máy; hầu như ít có các dự án đầu tư thuộc ngành cơ khí chế tạo tư liệu sản xuất và máy móc thiết bị.
Trong cơ cấu phân ngành, sản xuất phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng cao nhất, cùng với sản xuất dụng cụ y tế chính xác – hai ngành này đều có xu hướng tăng, các ngành khác lại giảm sút trong cơ cấu chung. Việc tăng tỷ trọng sản xuất máy móc thiết bị, sản xuất thiết bị điện, sản xuất dụng cụ y tế chính xác là hướng phát triển được tập trung ưu tiên trong giai đoạn này của ngành công nghiệp cơ khí.
Ngành công nghiệp cơ khí tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với một quá trình phát triển lâu dài được ưu tiên phát triển nhằm đưa vùng trở thành một trong những trung tâm cơ khí lớn nhất nước, phát huy tính chuyên môn
hóa và hợp tác hóa trong sản xuất. Khai thác tốt lợi thế về nguồn nhân lực có trình độ, có cơ sở hạ tầng tốt và có các Trung tâm nghiên cứu lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và một số khu công nghiệp của các tỉnh liền kề. Ngành cơ khí phát triển sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm cơ khí là đầu vào đang ngày càng gia tăng của qua trình phát triển các ngành khác, thay thế cho hàng nhập khẩu có giá thành cao mà chất lượng là gần tương đương.
(2) Công nghiệp luyện kim - kim loại:
Toàn vùng tham gia sản xuất kim loại chiếm trên 50% tổng số cơ sở sản xuất kim loại trên của nước. Các cơ sở sản xuất tập trụng tại Hưng Yên, Hà Nội. Ngoài các dự án đầu tư của Tổng công ty Thép Việt Nam, trong giai đoạn đến năm 2010, kêu gọi đầu tư một số dự án sản xuất loại thép cán nóng, thép tấm công suất 250.000 tấn/năm; nhà máy thép cường độ cao phục vụ công nghiệp đóng tàu công suất 250.000 tấn/năm tại khu công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân (Quảng Ninh); Nhà máy thép đặc chủng công suất 50.000 tấn/năm tại Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương; Nhà máy thép và phôi thép công suất 250.000 tấn/năm tại Hải Dương.
Ngành công nghiệp luyện kim - kim loại là một ngành quan trọng khi đầu ra của ngành sẽ là đầu vào sử dụng cho các ngành khác, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang được đẩy nhanh tiến độ thì ngành công nghiệp luyện kim – kim loại cũng trở nên quan trọng hơn. Phát triển ngành công nghiệp luyện kim – kim loại của vùng phù hợp với Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp luyện kim – kim loại của cả nước. Đặc biệt ngành sử dụng các lợi thế về nguồn tài nguyên, nguyên liệu sẵn có cùng đội ngũ lao động dồi dào của vùng làm lợi thế cạnh tranh rất lớn khi thay thế dần hàng nhập khẩu và vươn ra thị trường thế giới. Với quá trình phát triển lâu dài ngành có điệu kiện về cơ sở, kỹ thuật cũng như điều kiện hấp thụ các công nghệ mới, tiên tiến trên thế giới khi các nhà đầu tư nước ngoài được mở rộng, thu hút đầu tư.
Ngành điện tử - tin học là một ngành mới, non trẻ, trong thời gian qua được ưu tiên phát triển nhanh để hỗ trợ cho các ngành công nghiệp khác phát triển. Vì là một nước đi sau nên ngành chủ trương không ngần ngại tiến thẳng vào những công nghệ hiện đại, tân dụng tốt lợi thế này là một yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển nhanh. Trong ngành hiện phải cân đối phát triển đồng bộ giữa công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin để dần tiến tới thay thế nhập khẩu và định hướng xuất khẩu. Yếu tố nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong phát triển của ngành, với nguồn nhân lực đặc thù phải qua đào tạo mới, ngành công nghiệp điện tử - tin học luôn chú trọng đào tạo, hớp tác đào tạo trong nước và quốc tế nhằm khai thác lớn nhất về lực lượng lao động trẻ dồi dào trong nước làm một lợi thế cạnh tranh rất lớn của ngành.
Hiện tại, phân bố sản xuất của ngành trong vùng như sau : Phát triển sản xuất máy tính ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Hà Tây; lắp ráp tivi ở Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương; Máy in và các thiết bị sao chụp khác ở Hà Nội, Bắc Ninh; điện thoại các loại sản xuất với công nghệ hoàn chỉnh tại Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh; Sản xuất các thiết bị cơ điện tử, thiết bị chuyên dụng tập trung ở Hà Nội, các cơ sở lắp ráp đặt tại Hải Phòng, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh. Sản xuất và lắp ráp các linh, phụ kiện điện tử tại Hà Nội, triển khai mở rộng ra Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh. Phát triển phần mềm tập trung ở Hà Nội, Hà Tây (Hoà Lạc), Bắc Ninh (Khu công nghệ thông tin).
(4) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:
Ngành hiện tại phát triển đa dạng các chủng loại vật liệu xây dựng, có chú trọng sản xuất một số chủng loại vật liệu xây dựng mới, sử dụng công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước như gạch ceramic, gạch granit nhân tạo, gạch ốp lát các loại, đá ốp lát, sứ vệ sinh và vật liệu trang trí nội thất cao cấp... Bên cạnh đó là phát triển các chủng loại vật liệu xây dựng giá rẻ cho xây dựng nhà ở, đường xá, kênh mương, thuỷ lợi phục vụ địa bàn nông thôn.
Ngành phát triển tập trung dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ của vùng làm lợi thế và có một thị trường tiêu thụ lớn nội tại trong vùng và cả nước, việc phát triển ngành không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn thay thế phần lớn lượng hàng nhập khẩu, chất lượng sản phẩm của ngàng qua các giai đoạn được nâng cao rõ rệt mà thể hiện ở các sản phẩm vật liệu cao cấp, đã vươn ra các thị trường bên ngoài và có uy tín.
Hiện tại phân bố sản xuất của ngành trong vùng như sau: Phát triển sản xuất xi măng ở các địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Hải Dương vì có lợi thế về nguồn nguyên liệu; Gạch tuynen ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Tây; Kính xây dựng ở Hải Phòng, Quảng Ninh; Men màu cho sản xuất gốm, sứ, gạch men ở Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh; Sứ vệ sinh ở Hà Nội, Quảng Ninh; Gạch ốp lát ở Hà Nội, Hải Dương…
(5) Công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản và thực phẩm:
Ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản và thực phẩm phát triển tập trung vào những ngành có lợi thế cạnh tranh và nguồn nguyên liệu dồi dào của nền nông – lâm – ngư nghiệp nhiệt đới, sản phẩm có thị trường tiêu thụ lớn trong nước và xuất khẩu. Ngành phát triển theo xu hướng chung đó là giảm dần sản phẩm sơ chế, tích cực đầu tư phát triển các công nghệ chế biến sâu để chế biến ra những sản phẩm tiêu dùng cuối cùng nhằm tăng nhanh giá trị của hàng hóa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Phát triển gắn liền với vùng nguyên liệu, gắn liền với việc công nghiệp hóa phát triển nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho khu vực nông thôn, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Huy động mọi nguồn lực với phương châm phát huy nội lực là chính, coi trọng các yếu tố ngoại lực. Đa dạng hóa các thành phần tham gia phát triển công nghiệp chế biến. Đa dạng hóa về quy mô và loại hình sản xuất, song song với xây dựng các cơ sở chế biến tập trung tại các vùng nguyên liệu lớn, đồng thời khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất với quy mô vừa và nhỏ, khuyến khích
phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống và công nghiệp gia đình,... Bảo vệ môi trường sinh thái để công nghiệp chế biến phát triển bền vững và có hiệu quả cao.
(6) Công nghiệp hóa chất:
Ngành công nghiệp hóa chất là một ngành sản xuất đòi hỏi phải có công nghệ sản xuất tiên tiến, hình thành ngành theo cụm sản xuất liên hoàn để giảm chi phí và có điều kiện xử lý tác động môi trường một cách tập trung, phù hợp với quy hoạch ngành hoá chất cả nước, bảo đảm nhu cầu những sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế như phân bón, hoá chất cơ bản...
Ngành trước hết đáp ứng nhu cầu sử dụng phân bón và hóa chất trong nước đang ngày một lên cao cả về việc nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có và đa dạng hóa sản phẩm. Bên cạnh đó là một số sản phẩm như sản xuất lốp ô tô mành thép(công nghệ radian) săm ô tô, xe máy từ cao su tổng hợp và các sản phẩm cao su kỹ thuật khác, các loại hóa dược chất lượng cao nhằm thay thế nhập khẩu của vùng và của cả nước.
(7) Công nghiệp dệt may – da giầy :
Phát triển công nghiệp dệt may, da giầy nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thiết yếu cho người dân, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Phát triển ngành trên cơ sở huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực của tư nhân trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế nhiều thành phần, tăng thêm nhiều doanh nghiệp mới, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đầu tư phát triển ngành theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng của sản phẩm. Phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu.
- Dệt may:
Phát triển cụm công nghiệp dệt may tại Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Hà Tây. Xây dựng mới nhà máy dệt (vải dệt kim, vải cao cấp) tại Hải Phòng. Đầu tư mới nhà máy dệt may, in nhuộm tại Bắc Ninh công suất 1.500
tấn/năm (6 triệu sản phẩm). Đầu tư xây dựng 02 nhà máy sản xuất phụ liệu may tại Hải Phòng và Hưng Yên. Xây dựng mới một số cơ sở may quy mô 3-4 triệu sản phẩm/năm.
- Da giầy :
Đầu tư mới 01 nhà máy thuộc da công suất lớn tại Hưng Yên. Kêu gọi đầu tư xây dựng cụm công nghiệp thuộc da tại Hải Phòng. Đầu tư mới một số dây chuyền sản xuất giầy, cặp túi các loại tại các tỉnh.
(8) Công nghiệp khai thác:
Phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở lợi thế về tài nguyên đã được đánh giá đầy đủ của mỗi địa phương, gắn với tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo sử dụng tài nguyên có hiệu quả, bảo vệ môi trường và trật tự an toàn xã hội.
Phát triển ngành khai thác trên cơ sở tăng cường chế biến sâu khoáng sản, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô chưa qua chế biến, nâng cao tối đa hệ số thu hồi khoáng sản chính, các khoáng sản đi kèm và giá trị của các sản phẩm chế biến.
Hoạt động khai thác than ở các địa phương phải tuân thủ theo Quy hoạch phát triển ngành than đã được trình duyệt. Khai thác đá vôi chủ yếu tại các địa phương Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương. Khai thác sét, cao lanh chủ yếu ở Hải Dương...
(9) Công nghiệp điện lực:
Thực hiện theo Quy hoạch phát triển Điện lực Việt Nam và các Quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh trong Vùng. Khẩn trương nghiên cứu địa điểm phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện than công suất lớn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của Vùng trong trường hợp tăng trưởng cao hơn dự kiến. Phát triển đồng bộ lưới điện ở các cấp điện áp nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu dùng điện trong Vùng cho sản xuất, cho sinh hoạt. Ngành điện của vùng mang vai trò là ngành phải đi trước một bước để đảm bảo cho quá trình sản
xuất, sinh hoạt ko bị gián đoạn, trước tiên là đáp ứng nhu cầu sử dụng trong vùng sau đó là truyền tải sang các vùng khác.
(10) Phát triển tiểu thủ công nghiệp:
Phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp là dựa trên cơ sở các làng nghề truyền thống của vùng là chủ yếu. Phát triển ngành sẽ giúp giải quyết việc làm cho lao động tại các làng nghề, tăng thu nhập nông thôn, và có điều kiện kiểm soát, khắc phục tác động môi trường do sản xuất làng nghề gây ra một cách nhanh chóng và có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó có nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.
Phát triển tiểu thủ công nghiệp, các địa phương trong vùng đều có các làng nghề truyền thống riêng, đa dạng.
- Tại Hà Nội : Phát huy các ngành nghề truyền thống như gốm sứ, may da, thủ công mỹ nghệ (chạm, khảm, trang trí nội thất, dát vàng), mứt bánh, thực phẩm, dược liệu. Khôi phục, mở rộng thêm các ngành mới như cơ khí gia công, sửa chữa nhỏ các máy móc thiết bị, sản xuất đồ gỗ, đồ gia dụng.
- Tại Hải Phòng: Phát huy các ngành nghề truyền thống như chế biến nông, lâm, hải sản, gốm, sứ, sơn mài, điêu khắc, mộc, thêu ren, dệt thảm, mây tre đan, khảm trai v.v.. Khôi phục, mở rộng thêm các ngành mới như rèn, hàn, đúc gang, đúc kim loại màu, đóng -sửa chữa tàu thuyền.
- Tại Quảng Ninh: Phát huy các ngành nghề truyền thống như chế biến nông, lâm, hải sản, mộc, thêu ren, mây tre đan, khảm trai, gốm sứ, thuỷ tinh, rèn nông cụ .v.v. Khôi phục, mở rộng thêm các ngành mới như đồ mỹ nghệ từ than đá, đóng sửa chữa tàu thuyền, sản xuất tinh dầu.
- Tại Hải Dương: Phát huy các ngành nghề truyền thống như chế tác vàng, bạc, chạm khắc gỗ, dệt lụa tơ tằm, chế biến thực phẩm (đậu xanh, bánh gai, bánh đa), thêu, đan, cói. Khôi phục, mở rộng thêm các ngành mới như gia công cơ khí nhỏ; sửa chữa máy móc, đồ gia dụng.
- Tại Hưng Yên : Phát huy các ngành nghề truyền thống như chế biến gỗ, đúc đồng, đan, thêu; chế biến nông sản, lâm sản, thực phẩm, dược liệu.
Khôi phục, mở rộng thêm các ngành mới như tái chế phế liệu; sửa chữa máy móc, đồ gia dụng.
- Tại Hà Tây: Phát huy các ngành nghề truyền thống như dệt lụa; chế biến nông lâm sản thực phẩm; mỹ nghệ xuất khẩu. Khôi phục, mở rộng thêm các ngành mới như dệt kim (gồm cả hấp, sấy, nhuộm), gia công cơ kim khí; dệt thổ cẩm.
- Tại Vĩnh Phúc: Phát huy các ngành nghề truyền thống như khắc đá, rèn, mộc, đan lát, gốm, sứ; chế biến nông lâm sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu. Khôi phục, mở rộng thêm các ngành mới như dệt lụa, sản xuất đồ mỹ nghệ, chạm, khảm xuất khẩu, sửa chữa máy móc, đồ gia dụng.
- Tại Bắc Ninh: Phát huy các ngành nghề truyền thống như gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng, mây tre đan, tơ tằm; chạm khắc đồ mỹ nghệ. Khôi phục, mở rộng thêm các ngành mới như tái chế phế liệu (sắt, thép), dệt kim; Gia công cơ khí, sửa chữa đồ gia dụng.
Có thể thấy rằng các sản phẩm công nghiệp được lựa chọn đều là những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh (cả tĩnh và động), có tiềm năng thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao cho người sản xuất và đóng góp đáng kể cho tổng sản phẩm nội địa và phát triển kinh tế của vùng. Bên cạnh đó các