Một số chính sách cần thiết từ phía các tỉnh, thành phố trong vùng để tăng cường thu hút ĐTNN vào địa phương mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 96 - 102)

II. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong giai đoạn tới.

3.2.4.2.Một số chính sách cần thiết từ phía các tỉnh, thành phố trong vùng để tăng cường thu hút ĐTNN vào địa phương mình.

3. Chính sách ưu tiên cho phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

3.2.4.2.Một số chính sách cần thiết từ phía các tỉnh, thành phố trong vùng để tăng cường thu hút ĐTNN vào địa phương mình.

vùng để tăng cường thu hút ĐTNN vào địa phương mình.

* Chính sách tài chính đối với đất đai và giải phóng mặt bằng phục vụ ĐTNN đối với các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng.

- Xem xét, mở rộng hơn nữa cho các nhà đầu tư có quyền sử dụng, cho thuê, thế chấp... trong thời hạn thuê đất. Giảm thiểu mức tiền thuê đất của các

địa phương chí ít phải ở mức không cao hơn các nước trong khu vực, và các vùng trên cả nước. Điều chỉnh, sắp xếp lại danh mục các địa bàn khi xác định tiền cho thuê đất phù hợp với thực tế khả năng thu hút đầu tư từ nước ngoài.

- Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất nên có cơ chế riêng về cho thuê đất, theo nguyên tắc giảm tới mức tối đa tiền cho thuê, và trong một số trường hợp đặc biệt, thì có thể không thu tiền thuê đất trong một thời hạn nhất định.

- Áp dụng thống nhất một chính sách đền bù khi Nhà nước thu hồi đất (không phân biệt dùng cho an ninh quốc phòng hay ĐTNN). Giá đất tính đền bù phải sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm hiện hành.

- Đơn giản hoá các thủ tục giao đất, cho thuê đất. Tổ chức được giao đất, thuê đất có trách nhiệm chi trả tiền đền bù cho người có đất bị thu, nhưng phía địa phương phải chịu trách nhiệm giải toả mặt bằng và chỉ giao đất cho chủ dự án FDI khi đã giải phóng xong mặt bằng.

- Thực hiện công bố và cắm mốc thực địa công khai các quy hoạch đất đai và nới lỏng, tự do hoá việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất để kích thích đầu tư xây dựng từ mọi nguồn vốn trong và ngoài nước (trong đó có FDI) và phát triển mạnh mẽ thị trường bất động sản ở địa phương.

* Về chính sách thuế và ưu đãi tài chính - tín dụng.

Kết hợp với Bộ Tài chính và Hải quan dự báo trước được các hệ thống thuế, cung cấp thông tin thực cập nhật, hệ thống, chính xác và thuận tiện cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư, đề nghị Chính phủ giao thêm quyền tự chủ cho các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong việc ra các chính sách thuế và ưu đãi tài chính – tín dụng theo hướng như sau:

- Tiếp tục nới lỏng diện được ưu đãi và nâng mức ưu đãi tài chính cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN nhất là các doanh nghiệp đang hoạt động trong các ngành công nghiệp chủ yếu. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của các biện pháp ưu đãi tài chính trong vùng.

- Cho các dự án đã được cấp giấy phép đầu tư được hưởng những ưu đãi của các quy định mới về thuế lợi tức, giá thuế đất mới; xem xét để miễn giảm thuế thu nhập đối với những doanh nghiệp thực sự lỗ vốn.

- Tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn ĐTNN để tăng vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp; bảo đảm sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán để xử lý nghiêm theo luật định những hành vi trốn thuế, ẩn lậu thuế và bảo vệ lợi ích chính đáng của các khách hàng, chủ nợ, cổ đông... Kịp thời xem xét, điều chỉnh các chính sách tài chính còn chưa phù hợp với cam kết AFTA, WTO và các thông lệ quốc tế để đảm bảo cho môi trường đầu tư nói chung ngày càng được cải thiện.

- Phát triển thị trường vốn trên địa bàn cả vùng và cho phép các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được tiếp cận rộng rãi thị trường vốn, được phát hành cổ phiếu và kinh doanh chứng khoán như các nhà đầu tư trong nước (ĐTTN), được vay tín dụng (kể cả trung và dài hạn) tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, tuỳ thuộc vào hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ của dự án và có thể bảo đảm bằng tài sản của các công ty mẹ ở nước ngoài (hiện nay các ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm 80% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam và đang bị ứ đọng vốn cho vay. Trong khi đó, khách hàng của chúng chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN rất khó tiếp cận nguồn vốn này, còn các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam lại không được phép huy động tại Việt Nam.

- Xây dựng hệ thống đăng ký thế chấp vay tín dụng quốc tế của các tỉnh và thành phố trong vùng, kết nối chúng với nhau và tạo thành mạng toàn quốc để phát triển lành mạnh thị trường vốn, tránh các hiện tượng lừa đảo tín dụng có liên quan đến các đối tác nước ngoài.

* Về chính sách lao động và tiền lương

- Tăng chi ngân sách Nhà nước (NSNN) và khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển các dịch vụ đào tạo nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động toàn vùng nhất là lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu, đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động trình độ cao cho phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu, đặc biệt là trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

- Có quy định khuyến khích tài chính (giảm thuế) cụ thể đối với các dự án FDI về đào tạo tay nghề, huấn luyện kỹ thuật cho các ngành công nghiệp trong đó có ngành công nghiệp chủ yếu; đào tạo công nhân và người quản lý địa phương nhất là trong đầu tư trung và dài hạn.

* Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động và xúc tiến đầu tư.

- Tăng cường chi NSNN cho các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xúc tiến đầu tư nhất là đầu tư trong các ngành công nghiệp chủ yếu. Cùng với việc tiếp tục thu hút các nhà đầu tư truyền thống ở Châu Á, ASEAN vào các dự án mà họ có kinh nghiệm và thế mạnh (như chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu...), cần chuyển hướng sang các đối tác Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ nhằm tranh thủ tiềm lực vốn, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế toàn vùng và năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp chủ yếu; chú ý các dự án lớn, dự án vừa và nhỏ, nhưng có hàm lượng công nghệ cao và hiện đại.

- NSNN cần hỗ trợ trực tiếp để khuyến khích việc quảng cáo kêu gọi đầu tư trên trang WEB của mỗi địa phương và của vùng, qua các kênh thông tin đại chúng trong nước và quốc tế, cử các đoàn vận động đầu tư hoặc đặt và duy trì hiệu quả các văn phòng đại diện đầu tư ở nước ngoài. Cần mạnh dạn cấp kinh phí thường xuyên tài trợ cho các hoạt động này ở Mỹ, Tây Âu... và được bồi hoàn về sau từ nguồn thu phí tư vấn, môi giới đầu tư...

- Tạo điều kiện ưu đãi cho các tập đoàn lớn trên thế giới mở văn phòng đại diện ở trong vùng như tại Hà Nội và Hải Phòng cũng như các địa phương khác có tiềm năng. Khi có văn phòng đại diện, họ sẽ quan tâm tìm dự án đầu tư hơn.

- Khuyến khích phát triển dịch vụ bảo hiểm đầu tư trong nước và quốc tế, đặc biệt chú trọng tới bảo hiểm cho các ngành công nghiệp chủ yếu để tăng độ an toàn và khuyến khích các nhà ĐTNN an tâm và tích cực đầu tư hơn vào vùng

* Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng.

- Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là ngoài và trong các khu công nghiệp tập trung, từ nhiều nguồn vốn: NSNN, vốn vay ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế. Khuyến khích tư nhân đầu tư cho các dự án Nhà nước như đã nêu. Khuyến khích bản thân các đối tác nước ngoài đầu tư vào các dự án BOT, BT để phát triển hạ tầng theo quy hoạch thống nhất, bảo đảm tính liên tục, đồng bộ và hiện đại của hệ thống cơ sở hạ tầng.

- Trong giai đoạn trước mắt, cần tập trung đầu tư NSNN vào phát triển cơ sở hạ tầng bảo đảm các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường, điện, nước, thông tin liên lạc) đến tận hàng rào các khu công nghiệp; ưu đãi ở mức cao nhất các dự án phát triển hạ tầng và dịch vụ xã hội đồng bộ với khu công nghiệp (nhà ở cho công nhân, trường học, trường dạy nghề, cơ sở chữa khám bệnh, thương mại và các dịch vụ đời sống). Đồng thời, để tạo thuận lợi thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, cần thực hiện nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp khu công nghiệp.

- Cho phép cạnh tranh tự do phát triển các dịch vụ tin học và viễn thông để giảm phí truy cập sử dụng Internet, cước viễn thông quốc tế và các dịch vụ khác.

* Nâng cao năng lực điều hành, quản lý của Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài

- Cải cách một cách cơ bản nhằm giảm thiểu và đơn giản hoá mọi thủ tục hành chính liên quan đến ĐTNN; hoàn thiện và cụ thể hoá quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ tổng hợp, các bộ quản lý ngành, uỷ ban nhân dân trong việc quản lý hoạt động ĐTNN theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan quản lý Nhà nước. Xây dựng và phát triển hệ thống đăng ký kinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh của từng tỉnh và thành phố trong vùng, hoạt động thống nhất với hệ thống đăng ký kinh doanh toàn quốc.

- Quy định cụ thể, rõ ràng chế độ trách nhiệm và quyền lợi tài chính và hành chính cụ thể cho từng công đoạn quy trình và cá nhân, bộ phận về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN hoạt động trong các ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn. Tăng cường giám sát, kiểm tra và kịp thời xử lý cán bộ có hành vi tham nhũng, sách nhiễu, tiêu cực.

- Cần quy định cụ thể chế độ kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước để chấm dứt sự kiểm tra tuỳ tiện, hết sức tránh hình sự hoá các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp có vốn ĐTNN, đồng thời vẫn bảo đảm giám sát được các doanh nghiệp và áp dụng các chế tài hành chính và tài chính thật nghiêm khắc đối với các sự vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc "một cửa", "một đầu mối", theo đó Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan duy nhất tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các công việc tiếp theo, đồng thời thay mặt nhà đầu tư đi liên hệ với các cơ quan hữu quan rồi trả lời cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho họ khi đăng ký.

- Định kỳ gặp gỡ đối thoại giữa lãnh đạo Chính phủ, tỉnh, thành phố với các doanh nghiệp FDI. Thiết lập "đường dây nóng tổng hợp" để tư vấn và giải quyết kịp thời, nhanh chóng các vướng mắc từ phía các doanh nghiệp FDI.

- Tiếp tực miễn tiền thuê đất 2 năm cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp, đặc biệt là đối với đầu tư vào các ngành công nghiệp chủ yếu thời gian ưu đãi có thể lớn hơn ; và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo cho tất cả các dự án đầu tư vào khu công nghiệp; giảm 20% tiền thuê đất nếu doanh nghiệp nộp trước tiền thuê đất từ 10 năm trở lên; giảm 25% tiền thuê đất nếu doanh nghiệp nộp trước tiền thuê đất từ 20 năm trở lên; giảm 20% tiền thuê đất cho các doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu trên 50% so với doanh thu và các doanh nghiệp có giá trị gia tăng trên 40%.

- Thống nhất chung các loại giá và phí cho tất cả các thành phần kinh tế trên lãnh thổ toàn vùng.

Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài đề nghị Nhà nước nghiên cứu, xem xét và (vào thời điểm thích hợp) thực hiện theo phương thức: Chính quyền các địa phương trong vùng chủ động bỏ Ngân sách ra để xây dựng hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có danh tiếng, thành đạt, có công nghệ cao và có thị trường xuất khẩu sản phẩm sau đầu tư, thông qua đó để tiếp cận với khoa học công nghệ cao trong các ngành công nghiệp chủ yếu, với thông tin, với quản lý hiện đại, tiếp cận với thị trường thế giới, từng bước tạo dựng uy tín của vùng cũng như của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 96 - 102)