Trình độ công nghệ sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 52 - 54)

I. Quy mô phát triển sản xuất của các ngành công nghiệp chủ yếu 1 Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế

3. Trình độ công nghệ sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Cùng với quá trình hình thành và phát triển của ngành công nghiệp của cả nước hơn 50 năm qua, đặc biệt trong 20 năm đổi mới, cơ cấu công nghệ trong sản xuất công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm nói riêng và của công nghiệp cả nước nói chung đã có nhiều thay đổi theo hướng từng bước tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đến nay trong vùng đã hình thành một cơ cấu công nghệ đa dạng về xuất xứ và trình độ, đan xen trong từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực và từng chuyên ngành sản xuất công nghiệp.

Chuyển giao công nghệ đã trở thành hoạt động quan trọng trong sản xuất công nghiệp của vùng. Trong thời kỳ đổi mới kinh tế, qui mô và tốc độ chuyển giao công nghệ phát triển khá mạnh. Thông qua các dự án đầu tư chiều sâu, đầu tư mới từ nhiều nguồn vốn trong nước và vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, cùng với sự hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp, nhiều công nghệ mới cũng được chuyển giao từ nhiều nước công nghiệp phát triển và được áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

Một đặc điểm rõ nét là sự phân tầng trình độ công nghệ trong từng ngành và trong nhiều doanh nghiệp: công nghệ lạc hậu, trung bình và tiên tiến cùng đan xen tồn tại. Tính đan xen của các công nghệ có trình độ khác nhau thể hiện ở phần lớn các tổng công ty và các doanh nghiệp trong vùng với mức độ và tỉ trọng chênh lệch. Tốc độ đổi mới công nghệ còn thấp, không đồng đều và không theo một định hướng phát triển rõ rệt. Số công nghệ mới từ các nước công nghiệp phát triển còn ít, chủ yếu từ Liên Xô cũ, các nước Đông Âu, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ... Trong điều kiện có nhiều khó khăn về vốn, nhiều doanh nghiệp trong vùng đã phải nhập cả thiết bị công nghệ đã qua sử dụng. Công nghệ tiên tiến, hiện đại chỉ tập trung vào một số lĩnh vực như dầu khí, điện lực, dệt may, đồ uống, lắp ráp ô tô, xe máy, chế tạo khuôn mẫu, thiết bị điện, hàng điện tử dân dụng, săm lốp, đồ nhựa, chế biến lương thực thực phẩm...

Nhìn chung sự chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các khu vực kinh tế đã bộc lộ rõ, công nghệ tiên tiến và hiện đại tập trung chủ yếu ở các liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp. Các doanh nghiệp này đã chiếm phần lớn thị phần trong nước về các sản phẩm như nước giải khát, nước khoáng, chất tẩy rửa, vải dệt thoi, dệt kim, đồ điện và điện tử dân dụng...

Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư, nhiều doanh nghiệp buộc phải xác định lại thị trường, điều chỉnh bước đi cho phù hợp trong việc nâng cấp đổi mới, hiện đại hóa thiết bị công nghệ ở những khâu quyết định nhất của dây chuyền sản xuất. Những doanh nghiệp này thường tạo được bước bứt phá, thoát dần khỏi khó khăn, đưa sản xuất đi lên. Tuy nhiên, đối với không ít doanh nghiệp khác, khó khăn trên đây còn bị nặng nề thêm bởi sản phẩm không có đầu ra và năng lực quản lý điều hành tổ chức sản xuất yếu kém. Do đó, các đơn vị này không xác định được rõ mục tiêu đầu tư đổi mới công nghệ; trình độ công nghệ sản xuất càng bị tụt hậu, sản xuất càng gặp nhiều khó khăn hơn.

Chất lượng và hiệu quả chuyển giao công nghệ trong vùng còn hạn chế do thiếu lựa chọn công nghệ tối ưu, trình độ công nghệ không phù hợp và đặc biệt là giá trị chuyển giao phần mềm về bí quyết công nghệ còn rất thấp. Nhìn chung khả năng vận hành, thích nghi hóa và làm chủ thiết bị công nghệ mới còn nhiều hạn chế; trình độ hiểu biết và kỹ năng thực hành của đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành không được nâng lên nhiều; hiệu suất sử dụng thực tế chỉ đạt tối đa 70-80% công suất, nhiều dây chuyền thiết bị đã qua sử dụng có ứng dụng công nghệ tự động điều khiển như trong ngành dệt nhưng chỉ đạt hiệu suất sử dụng 50 - 60%.

Có thể đánh giá chung trình độ công nghệ sản xuất của ngành công

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w