Tăng cường sự quản lý Nhà nước đối với sự phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 105 - 109)

II. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong giai đoạn tới.

4.Tăng cường sự quản lý Nhà nước đối với sự phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu.

công nghiệp chủ yếu.

Xây dựng mô hình quản lý Nhà nước về các ngành, sản phẩm công nghiệp chủ yếu của toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cụ thể như sau :

* Công tác quản lý các ngành cong nghiệp chủ yếu ở Bộ, Ngành.

Cần thống nhất một đầu mối quản lý Nhà nước về công nghiệp nói chung và các ngành công nghiệp chủ yếu nói riêng của toàn vùng. Xây dựng bộ máy quản lý và cơ chế điều hành chung trong toàn vùng. Việc quản lý các hoạt động công nghiệp của bộ phận này cần phải mở rộng, bao quát tất cả các đối tượng khác nhau có hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, không phân biệt các thành phần kinh tế hoặc mức độ trực thuộc chủ quản.

Ngoài các chức năng quản lý Nhà nước theo chuyên ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù của ngành công nghiệp cần bổ sung thêm chức năng quản lý theo lãnh thổ (theo từng địa phương) và kèm theo là các điều kiện cần thiết để thực hiện việc quản lý này. Hiện nay mối quan hệ liên ngành giữa các Bộ có hoạt động sản xuất công nghiệp trong vùng là chưa chặt chẽ và thống nhất trong hoạt động. Cũng như mối quan hệ giữa các địa phương trong vùng về công nghiệp là chưa nhiều.

* Về công tác quản lý các ngành công nghiệp chủ yếu ở địa phương. Hiện nay công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp ở các địa phương trong vùng đã được tập trung vào một đầu mối là Sở Công nghiệp. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà công tác quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu chưa được chú trọng đúng mức cũng như phân tách rõ ràng trong cả hoạt động quản lý phát triển công nghiệp chung của toàn địa phương. Lý do một phần là ở việc các ngành, sản phẩm công nghiệp được lựa chọn là chủ yếu thường đóng góp một tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương. Điều này làm cho việc đánh giá sự

phát triển của các ngành, sản phẩm công nghiệp được lựa chọn là chủ yếu gặp khó khăn hơn.

Thực hiện xóa bỏ sự phân cấp quản lý doanh nghiệp Nhà nước trung ương và doanh nghiệp Nhà nước địa phương hoạt động trong tất cả các lĩnh vực trong đó có các ngành công nghiệp chủ yếu. Mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn đều phải bình đẳng chịu sự quản lý Nhà nước của các Sở Công nghiệp địa phương.

* Về đối tượng quản lý.

Trong cơ chế kinh tế mới, đối tượng theo dõi, quản lý, lập kế hoạch của các cấp quản lý Nhà nước không chỉ đơn thuần là lượng, là giá trị sản xuất công nghiệp như hiện nay, mà phải là chất, là giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp (VA). Do đó, công tác quản lý Nhà nước, nhất là trong điều kiện cơ cấu kinh tế quốc doanh hiện ở các địa phương trong vùng cần phải tập trung vào quản lý, theo dõi giá thành sản xuất, nhằm nâng cao khả năng nắm bắt tỷ lệ giá trị tăng thêm trong các sản phẩm công nghiệp và các sản phẩm công nghiệp chủ yếu.

* Về mô hình quản lý công nghiệp.

Nhà nước trong giai đoạn tới tiếp tục chỉ giữ lại các doanh nghiệp công ích quan trọng, liên quan đến lợi ích kinh tế Nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực Nhà nước cần nắm giữ (nên rất ít) ở trong vùng, còn lại thì xử lý dưới nhiều hình thức là cho tài sản của các doanh nghiệp có thể tham gia thị trường tài chính để các doanh nghiệp hoàn toàn tuân theo quy luật của cơ chế thị trường.

Kể từ năm 2006, theo những cam kết của cả nền kinh tế khi gia nhập WTO, hàng rào thuế quan sẽ bị loại bỏ dần, nên trong giai đoạn mới hàng rào thuế quan sẽ bị gỡ bỏ hoàn toàn, quản lý Nhà nước trong thời kỳ từ đây sẽ phải chuyển biến mạnh theo hướng doanh nghiệp chỉ tuân theo pháp luật. Nhà nước xóa bỏ dần các nội dung quản lý, kể cả vốn và tài sản Nhà nước sẽ chuyển thành khoản vay dài hạn để bảo toàn và phát triển nguồn vốn này của Nhà nước.

Trong giai đoạn này Nhà nước xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương trong vùng trong việc gắn kết hoạt động sản xuất, theo dõi cũng như thống kê số liệu chính xác.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu và trình bày ở trên có thể thấy chung rằng việc phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ không phủ nhận được những kết quả tốt đẹp đem lại nhưng chưa thực sự là hiểu quả kinh tế cao như mong muốn ban đầu, bên cạnh đó đã bộc lộ những mặt yếu và hạn chế. Trong giai đoạn phát triển săp tới của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn liền với giai đoạn phát triển mới của đất nước, nhận thấy cần phải có những bước đi đúng đắn hơn trong phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng nhằm đạt được những hiệu quả kinh tế cao hơn, đưa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ xứng đáng với vị trí là trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

Tự làm mới mình, sửa chữa các yếu điểm là một xu hướng phát triển chung của tất cả. Trước mắt của cả nền kinh tế đất nước, của cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của các ngành công nghiệp chủ yếu là những khó khăn và thách thức. Nhưng đổi mới theo xu hướng tích cực kết hợp với việc nhìn nhận đúng các góc độ của sự phát triển tôi tin rằng các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng sẽ phát triển đúng hướng là vai trò chủ đạo thúc đẩy các ngành khác trong vùng phát triển làm phát triển toàn diện kinh tế xã hội của vùng. Đưa vùng về với vị trí xứng đáng là một trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, thực hiện liên kết phát triển cả nước.

Luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót do qua trình nhận thức và khai thác của tác giả. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để hoàn thiện tốt hơn luận văn này !

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 105 - 109)