Nguồn vốn tín dụng ưu đãi tập trun g:

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 94 - 95)

II. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong giai đoạn tới.

3. Chính sách ưu tiên cho phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

3.2.2 Nguồn vốn tín dụng ưu đãi tập trun g:

Tập trung ưu tiên cho vay đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu với lợi thế sẵn có, có thị trường tiêu thụ, các công trình hạ tầng giao thông vận tải, điện, thủy lợi.... Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiêp chủ yếu sử dụng nguồn vốn này để nâng cao khẳ năng tự chủ về tài chính hơn nữa, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, hiện tại nguồn vốn này còn đang có nhiều điểm bất cập trong vận hành nên hạn chế việc phát huy hiệu quả trong đầu tư phát triển công nghiệp. Các bất cập trong cơ chế tín dụng ưu đãi tập trung là:

- Đối tượng cho vay khó áp dụng.

- Các đầu mối cho vay còn nhiều, cơ chế vay trả không hoàn toàn giống nhau, thậm chí ngay cả trong cùng một nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

- Mức vốn cho vay đối với một dự án chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư về tiến độ vay, về lượng vay...

- Cơ chế đảm bảo tiền vay còn bất cập, còn có sự phân biệt giữa doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là trong việc dùng tài sản thế chấp khi vay vốn.

- Có nhiều mức lãi suất khác nhau với từng loại vốn khác nhau và theo từng loại vốn khác nhau, theo từng thời điểm khác nhau, gây khó khăn cho việc hạch toán của tổ chức cho vay, cũng như đơn vị vay vốn.

- Cơ chế hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chưa hợp lý nên chưa phát huy hiệu quả khuyến khích đầu tư.

- Thời gian trả nợ đối với nhiều dự án không phù hợp với điều kiện thực tế.

- Thủ tục hành chính để vay vốn tín dụng đầu tư Nhà nước còn phức tạp, phiền hà, còn có sự khác nhau giữa các loại quĩ khác nhau, các tổ chức cho vay khác nhau, các loại đối tượng khác nhau, ảnh hưởng đến triển khai dự án chậm.

- Chất lượng xây dựng dự án chưa cao, các yếu tố khả thi chưa được xem xét kỹ, xem xét hết làm giảm cơ hội đầu tư và tăng rủi ro cho các dự án.

- Trình độ và phẩm chất của cán bộ tín dụng cũng như của đơn vị vay vốn chưa đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi thực tế, còn có hiện tượng gây phiền hà, sách nhiễu lẫn nhau, những tiêu cực đã làm cho nhiều khoản vốn vay không đáp ứng yêu cầu, không đúng yêu cầu phát triển công nghiệp.

- Biện pháp: Các doanh nghiệp các cấp chính quyền ở các địa phương cần có sự thống nhất để kiến nghị Nhà nước chỉnh sửa, thống nhất các vấn đề nêu trên để nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, một nguồn vốn chủ lực cho các doanh nghiệp thuộc dối tương ưu đãi thực hiện các dự án đầu tư phát triển có hiệu quả, nội dung các đề nghị nghiên cứu chỉnh sửa chính các vấn đề nêu ở trên.

3.2.3. Nguồn vốn trong dân cư :

Biện pháp huy động sẽ được huy động dưới nhiều hình thức khác nhau: - Khuyến khích lập doanh nghiệp, khuyến khích tư nhân đầu tư sản xuất vào các ngành công nghiệp chủ yếu, như đơn giản hóa các thủ tục thành lập như chỉ cần đăng ký. Tư nhân muốn đầu tư thì tạo điều kiện, ví dụ cần đất cho thuê đất hoặc bố trí vào các khu công nghiệp để đầu tư được ngay...

- Huy động qua hình thức trái phiếu Nhà nước và cho phép các doanh nghiệp huy động trái phiếu doanh nghiệp.

- Huy động qua việc giao dịch cổ phiếu của doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp chủ yếu trên thị trường tài chính.

- Cho phép các tư nhân, tập thể góp vốn liên doanh với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp chủ yếu kể cả doanh nghiệp Nhà nước để huy động vốn đầu tư thực hiện các dự án đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh nếu như doanh nghiệp nhận thấy rằng có lợi hơn, ít rủi ro hơn so với vay tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w