Định hướng danh mục các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo quan điểm của tác giả.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 85 - 88)

II. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong giai đoạn tới.

1. Định hướng danh mục các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo quan điểm của tác giả.

kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo quan điểm của tác giả.

Hệ thống ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ hiện tại được liệt kê với mười ngành công nghiệp đã được trình bày ở các phần trên, xin được nêu lại ở đây là :

(1) Công nghiệp cơ khí.

(2) Công nghiệp luyện kim – kim loại. (3) Công nghiệp điện tử - tin học.

(4) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

(5) Công nghiệp chế biển nông – lâm – thủy sản và thực phẩm. (6) Công nghiệp hóa chất.

(7) Công nghiệp dệt may – da giầy. (8) Công nghiệp khai thác.

(9) Công nghiệp điện lực.

(10) Phát triển tiểu thủ công nghiệp.

Việc xác định danh mục các ngành công nghiệp chủ yếu cũng như qua quá trình phát triển của các ngành trong giai đoạn vừa qua đã cho thấy nhiều điểm bất cập từ phía các ngành được lựa chọn. Đó là có những ngành thể hiện sự phát triển yếu đi trong xu thế phát triển chung như ngành khai thác, ngành tiểu thủ công nghiệp, có những ngành chưa thể hiện được thế mạnh cần phải có của mình như ngành điện tử - tin học, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành sản xuất và phân phối điện nước. Bên cạnh đó là những ngành có sự

phát triển cao và ổn định tạo được động lực tốt cho sự phát triển các ngành khác cũng như phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng như ngành dệt may – da giầy, ngành chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm, ngành cơ khí. Chuyển sang giai đoạn phát triển mới sẽ tất yếu cần phải có những động lực mới cho sự phát triển, để có được điều này đòi hỏi cần phải xác định lại danh mục các ngành công nghiệp chủ yếu để nhân được sự tập trung đầu tư, từ đó nâng cao hiệu quả của sự phát triển.

Xét trên mức độ quan trọng thì cả mười ngành này đều rất quan trọng đối với phát triển công nghiệp nói riêng (vì chiếm hầu hết các ngành công nghiệp của vùng) và phát triển kinh tế nói chung của cả vùng, nên việc ưu tiên phát triển là cần thiết. Nhưng trong đó có những ngành mới chỉ là sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước (ngành hóa chất, ngành điện lực), có những ngành ưu tiên vì nó mang tính chất bản sắc văn hóa ( ngành tiểu thủ công nghiệp – làng nghề), có những ngành gọi là ngành cơ bản được ưu tiên nhưng chưa thể hiện sự vượt trội đáng kể (ngành cơ khí, ngành luyện kim – kim loại, ngành chế biến nông lâm thủy sản và thưc phẩm, ngành dệt may – da giầy, ngành khai thác), có những ngành theo xu hướng chung đáng nhẽ sẽ là động lực phát triển lớn thì lại chưa đúng với vị trí ( ngành điện tử - tin học, ngành sản xuất vật liệu xây dựng).

Các ngành đều phát triển, có đóng góp điều đó là không phủ nhận những hạn chế bộc lộ của các ngành không phải là không đáng lưu tâm. Khi đã bộc lộ hạn chế thì có nghĩa rằng phải tìm một phương hướng phát triển hiệu quả hơn trong thời gian tới, khắc phục những hạn chế đó để không mắc sai lầm. Việc xây dựng lại hệ thống các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chắc chắn cần phải nghiên cứu chuyện sâu một cách khoa học, có sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đóng góp ý kiến cùng nhau xây dựng. Ở đây người nghiên cứu xin đưa ra một hệ thống ngành công nghiệp chủ yếu cho giai đoạn sắp tới 2010-2020 theo đánh giá chủ quan của cá nhân.

Về các tiêu chí dùng để xác định các ngành công nghiệp chủ yếu cần phải được xem xét lại một cách khoa học trên cơ sở hệ thống tiêu chí dùng để lựa chọn của giai đoạn trước. Nghiên cứu, nhìn nhận khoa học mọi góc độ của mỗi tiêu chí sẽ giúp có được những lựa chọn hiệu quả cho sự phát triển. Hệ thống các tiêu chí được liệt kê lại ở đây là:

- Tiêu chí thứ nhất : Là những ngành có dấu hiệu lợi thế cạnh tranh được thế hiện như lợi thế về nguồn tài nguyên, nguồn nguyên liệu, lợi thế về nguồn nhân lực.

- Tiêu chí thứ hai : Là những ngành phát triển mạnh và hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.

- Tiêu chí thứ ba : Là những ngành mà sản phẩm của nó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu phát triển, sản xuất của thị trường trong nước và quốc tế.

- Tiêu chí thứ tư : Là những ngành có khả năng áp dụng nhanh các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, công nghệ bảo vệ môi trường, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đối với thị trường trong nước/quốc tế.

- Tiêu chí thứ năm : Là những ngành có tác dụng lan tỏa trong cả nền kinh tế.

Với việc xem xét năm tiêu chí lựa chọn và quá trình phát triển trong giai đoạn vừa qua của các ngành công nghiệp chủ yếu, tác giả xin đưa ra danh mục các ngành công nghiệp chủ yếu cần tập trung phát triển trong giai đoạn sắp tới của vùng như sau:

(1) Công nghiệp cơ khí.

(2) Công nghiệp luyện kim – kim loại. (3) Công nghiệp điện tử - tin học.

(4) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

(5) Công nghiệp chế biển nông – lâm – thủy sản và thực phẩm. (6) Công nghiệp hóa chất

(7) Công nghiệp điện lực.

Việc săp xếp thứ tự các ngành như trên không cho biết mức độ ưu tiên của ngành nào cao hơn.

Với danh mục gồm 7 ngành công nghiệp chủ yếu như trên, tác giả xin nêu ra 4 ngành nên lựa chọn tập trung cao nhất – có thể gọi là những ngành

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w