Bảng 7: Phân bố các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung theo địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 56 - 59)

II. Mạng lưới phân bố các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Bảng 7: Phân bố các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung theo địa phương.

Hà Nội PhòngHải Quảng Ninh DươngHải Hà Tây Vĩnh Phúc NinhBắc Hưng Yên Công nghiệp chế biền nông lâm thủy

sản và thực phẩm X X X X X X X

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây

dựng X X X X X X

Công nghiệp dệt may – da giầy X X X X X X

Công nghiệp cơ khí X X X X

Công nghiệp luyện kim – kim loại X X X

Sản xuất và phân phối điện nước X X X

Công nghiệp khai thác X X X

Tiểu thủ công nghiệp X X X

Công nghiệp điện tử - tin học X X

Ký hiệu “X” ở bảng trên cho biết ngành công nghiệp chủ yếu (cột ngoài cùng bên trái) được tập trung phát triển ở địa phương nào (hàng trên cùng) là nhiều nhất.

Với bảng phân bổ các ngành công nghiệp chủ yếu theo địa phương ở trên theo dõi theo chiều dọc sẽ cho biết trên mỗi địa phương có tập trung phát triển những ngành nào; theo dõi theo chiều ngang sẽ cho biết mỗi ngành chủ yếu được tập trung phát triển trên các địa phương nào. Các địa phương ở bên phải bảng có sự đa dạng các ngành là cao nhất, sự đa dạng ngành tập trung giảm dần từ trái sang phải bảng. Các ngành ở phía trên bảng có độ phân tán theo lãnh thổ cao nhất, nghĩa là phát triển ở nhiều địa phương nhất, sự phân tán của các ngành giảm dần từ trên xuống dưới bảng.

Xét theo chiều ngang thì các ngành được nhiều địa phương lựa chọn phát triển nhất là công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và ngành dệt may – da giầy; và các ngành ít được lựa chọn phát triển nhất là điện tử - tin học và công nghiệp hóa chất. Có thể thấy rằng các ngành được nhiều lựa chọn là những ngành truyền thống, qua giai đoạn phát triển lâu dãi đã tạo được thế mạnh và thị trường vững chắc, phù hợp với điều kiện của nhiều đia phương trong vùng khi tận dụng các nguồn tài nguyên, tận dụng nguồn lao động, tận dụng cơ sở kỹ thuật vật chất tương đối làm cơ sở phát triển. Và những ngành này có vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển ở mức cao. Còn các ngành ít được lựa chọn là những ngành mang nhiều tính chất đặc thù hơn như sản xuất và phân phối điện nước phải cần có nguồn nước để phát triển, trong vùng chủ yếu là nhiệt điện nên cần phải có những mỏ than lớn (Quảng Ninh, Hải Dương); ngành công nghiệp điện tử tin học là ngành đòi hỏi đặc thù lao động, đặc thù kỹ thuật, công nghệ cao nên mới chỉ có Hà Nội, Hải Phòng có điều kiện tốt để phát triển; ngành khai thác tuy là một ngành tồn tại lâu đời những sản xuất phải dựa vào nguồn tài nguyên, mà ngành nãy nếu chỉ dừng lại ở khai thác thì sẽ ngày càng tiến tới giai đoạn cuối của sự phát triển (vì nguồn tài nguyên cạn kiệt dần) còn

phát triển theo hướng chế biền ngày càng kỹ hơn các nguyên liệu thô thì đòi hỏi phải có một dây chuyện, công nghệ tương đối hiện đại có giá thành rất cao, hiện tại điều kiện của vùng chưa thực hiện được điều này.

Xét theo chiều dọc thì các địa phương có sự tập trung cao của các ngành như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; và các địa phương có sự tập trung ít các ngành như Bắc Ninh, Hưng Yên. Điều này thể hiện sự phát triển giữa các địa phương trong vùng chưa đồng đều, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh vẫn luôn là 3 địa phương phát triển mạnh và năng động nhất trong cả vùng. Sự tập trung quá lớn ở các địa phương sẽ gây ra nhiều mâu thuẫn cần phải giải quyết như mâu thuẫn giữa mở rộng phát triển và quỹ đất, giữa tốc độ phát triển và chất lượng phát triển, giữa đầu tư phát triển các ngành,…Muốn giải quyết được những mâu thuẫn này cần phải xem xét, có các hình thức liên kết giữa các địa phương nhằm tìm kiếm sự phát triển hỗ trợ từ các địa phương trong vùng.

Việc dàn trải từng ngành tại nhiều địa phương để tận dụng lợi thế của địa phương về ngành đó là không sai nhưng cần xem xét để dàn trải ở mức độ hợp lý, nếu cần thiết có thể bỏ qua sự phát triển của ngành này để tập trung nguồn lực cho ngành khác quan trọng hơn trong tổng thể của cả vùng. Việc một địa phương tập trung quá nhiều ngành cũng là tốt khi tân dụng mối liên kết sản xuất giữa các ngành, nhưng vì sẽ có những mâu thuẫn nên cần xem xét tập trung những ngành gì ở mức độ hợp lý, nếu cần thiết có thể bỏ một số ngành để tập trung cho những ngành khác vì mục tiêu chung của cả vùng. Để làm được những điều này cần phải nâng cao hơn nữa sự hợp tác giữa các địa phương, nhận thức sự phát triển của mỗi địa phương là đặt trong mục tiêu phát triển chung của cả vùng như một khối thống nhất, tại đó tính địa phương không còn được coi trọng nhiều; và phải nâng cao năng lực con người, nguồn lực con người về cả quản lý và sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 56 - 59)