II. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong giai đoạn tới.
3. Chính sách ưu tiên cho phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
3.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực ưu tiên cho các ngành công nghệp chủ yếu của vùng.
nghệp chủ yếu của vùng.
Có thể nói ưu tiên cho đào tào nguồn nhận lực cho các ngành công nghiệp chủ yếu phải được quan tâm hơn nữa trong hệ thống đào tạo nguồn nhân lực chung của cả vùng. Phải đưa ra được một chương trình và kế hoạch đồng bộ mang tầm chiến lược trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ và thợ lành nghề cho các ngành công nghiệp chủ yếu. Việc đào tạo phải tiến hành theo phương châm vừa phát triển chiều rộng nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt của tất cả các ngành công nghiệp chủ yếu, nhưng đồng thời song song với đó phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu, các cán bộ nghiên cứu khoa học đầu ngành để chuẩn bị cho nền kinh tế của vùng nói riêng và của cả nước trong tương lai. Việc quý trọng và bồi dưỡng nhân tài không chỉ thể hiện trong công tác đào tạo cán bộ nguồn mà còn phải chú ý đến chính sách đãi ngộ, chính sách tiền lương cũng như việc quản lý, sử dụng cán bộ, đào tạo trong quá trình thực tế công tác, thi tuyển trong bố trí việc làm. Cần phải hoàn thiện chế độ tiền lương sao cho gắn chặt với năng suất lao động và chất lượng lao động nhằm khuyến khích lao động có kỹ thuật, có trình độ chuyên môn cao. Chính sách tiền lương tuy đã được cải tiến nhưng vẫn không bồi dưỡng và khuyến khích được nhân tài, cần phải thay đổi ngay để đạt hiệu quả cao hơn.
- Đầu tư đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý để nắm bắt kịp thời tiến bộ khoa học công nghệ của các ngành công nghiệp chủ yếu cũng như quản lý của thế giới.
- Cải cách chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật và đại học, nâng dần chất lượng đào tạo lên ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới, chú trọng chuyện sâu hơn nữa cho các ngành công nghiệp chủ yếu.
- Vận dụng tất cả các hình thức đào tạo: công lập, dân lập, tư thục, đào tạo từ xa, du học tại chỗ, kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi và cho phép các trường đại học của thế giới mở phân hiệu tại Việt Nam.
- Khuyến khích thành lập các tổ chức, trung tâm dạy nghề, các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các trung tâm đào tạo riêng cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong các ngành công nghiệp chủ yếu; nâng tầm các trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật; có chính sách tài trợ về tài chính cho đào tạo, tài trợ đội ngũ cán bộ giảng dạy và chương trình giảng dạy.
Vùng có lợi thế là một trong những trung tâm giáo dục lớn nhất cả nước về tất cả các cấp bậc. Trong vùng có những trường đại học đầu ngành về kinh tế, kỹ thuật, ngân hàng, tài chính,… và rất nhiều những trường đào tạo nghề uy tín. Cần phải pháp huy mạnh mẽ lợi thế này để xây dựng một đội ngũ lao động chuyên môn cao cho vùng cũng như cho cả nước.