Vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp chủ yếu trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 34 - 36)

III. Sự cần thiết phải thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

1. Vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp chủ yếu trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Trong quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp là ngành có vị trí, vai trò quan trọng đóng góp vào việc tạo ra thu nhập cho đất nước, tích lũy vốn cho phát triển, tạo nguồn thu từ xuất khẩu cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài,...Trong đó các ngành công nghiệp chủ yếu đóng vai trò là động lực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cụ thể có:

1.1. Ngành công nghiệp chủ yếu góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng. lược phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Lựa chọn những ngành công nghiệp là chủ yếu được ưu tiên là một trong những nội dung quan trọng của Chiến lược phát triển ngành công nghiệp cũng như Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng, và là cơ sở để Chính phủ và các cơ quan quản lý đưa ra những chính sách phát triển phù hợp, nhằm đạt được những mục tiêu cao nhất đã đề ra đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đó là mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững trở thành một trung tâm kinh tế phát triển, là một cực tăng trưởng của đất nước, đầu tầu về kinh tế của phía Bắc sẽ kéo nền kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng cũng như toàn miền Bắc phát triển.

Trong phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020 cũng đã xác định các phương hướng mới có tính đột phá cho phát triển vùng, trong đó có việc phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu là các ngành kỹ thuật cao như: công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa và các sản phẩm nghiên cứu khoa học, sản xuất các thiết bị tự động hóa, rô bốt, sản xuất vật liệu mới, thép chất lượng cao, phát triển các ngành công nghiệp đóng tàu, cơ khí chế tạo thiết bị và phụ tùng cho sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị điện và linh kiện điện tử, động cơ nổ, động cơ điện,....

Nếu như việc xác định các ngành công nghiệp chủ yếu không chính xác hay đã xác định nhưng phát triển nó lại không được sự ưu tiên, quan tâm đúng mức thì đã làm tổn thất rất nhiều nguồn lực quốc gia, gây thiệt hại lớn mà sự phát triển bền vững có khi cũng không được đảm bảo. Đây có thể nói là định hướng phát triển công nghiệp bị sai lệch kéo theo đó là các cơ chế chính sách phát triển được xây dựng không hợp lý, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

1.2. Ngành công nghiệp chủ yếu giúp phát huy lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng cũng như của quốc gia. cao năng lực cạnh tranh của vùng cũng như của quốc gia.

Như đã bàn ở trên, một trong những đặc điểm của ngành công nghiệp chủ yếu đó là có khả năng phát huy những lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của vùng.

Trong điều kiện thực trạng vùng cũng như thực trạng của nền kinh tế quốc gia đó là điều kiện nguồn lực hạn chế, đặc biệt là nguồn lực về vốn, về công nghệ, về tài nguyên thì bài toán lựa chọn ngành công nghiệp để tập trung đầu tư có hiệu quả, tạo cơ sở nền tảng cho sự phát triển của vùng, của quốc gia được đặt ra rất bức thiết. Chính vì vậy những ngành công nghiệp cần tập trung phát triển phải là những ngành có lợi thế khai thác tốt những lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của đất nước.

1.3. Ngành công nghiệp chủ yếu góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Lợi thế có được trong việc phát triển ngành công nghiệp chủ yếu là khả năng chuyển giao công nghệ cũng như trình độ quản lý, tiến tới ngang với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong thời gian không xa.

Thực chất của việc lựa chọn ngành chủ yếu chính là việc tìm ra một cơ cấu ngành hợp lý, trong đó hình thành các ngành phát triển bền vững nhằm khai thác tốt nội lực, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động, hợp tác quốc tế để đáp ứng được các mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, phát triển toàn diên có trọng điểm với tốc độ cao và bền vững. Đảm bảo công

bằng xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái và hội nhập vững chắc có hiệu quả.

Như đã phân tích ở trên, những ngành công nghiệp chủ yếu là những ngành có trình độ khoa học công nghệ hướng nhanh tới tiên tiến, có thể đứng ngang hàng với các nước trong khu vực và trên thế giới trong một tương lai không xa, và kéo theo các ngành khác cùng phát triển. Như vậy, khi xác định đúng ngành công nghiệp chủ yếu và có cơ chế phù hợp để tạo điều kiên cho các ngành này phát triển thì sẽ tạo ra bước đột phá trong phát triển công nghiệp, tạo sự chuyển dịch cơ bản về cớ cấu kinh tế của vùng (công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ).

Vì thế xác định và phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w