III. Năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp chủ yếu trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
1. Những ngành có khả năng (năng lực) cạnh tranh cao.
Những ngành nhận thấy có năng lực cạnh tranh ở mức khá cao là: ngành công nghiệp dệt may – da giầy và ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm và ngành điện tử - tin học.
1.1. Ngành công nghiệp dệt may – da giầy.1.1.1. Ngành dệt may. 1.1.1. Ngành dệt may.
Khả năng cạnh tranh của ngành dệt – may của vùng nhìn chung được đánh giá là tích cực, xét trong phạm vi toàn ngành trên bình diện cả nước ngành dệt may luôn được coi là một trong những thế mạnh của Việt Nam khi đóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất, giá trị xuất khẩu, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác.
Đối với lĩnh vực hàng may mặc là lĩnh vực được đổi mới rất nhiều về công nghệ, thiết bị và đứng đầu về tốc độ đổi mới đã tạo ra các sản phẩm chất lượng và giá thành có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực để đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiện trong lĩnh vực này hình thức chủ yếu vẫn là gia công xuất khẩu. Trong vùng hiện nay còn thiếu vải cho đầu vào và thị trường tiêu thụ cho đầu ra, trong quá trình xuất khẩu thì phải thông qua nước thứ ba nên bị ép cân, ép giá thường xuyên gây nhiều thua thiệt cho các doanh nghiệp sản xuất.
Trong khi đó, nếu xuất khẩu theo hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm thì giá trị xuất khẩu tăng lên rất nhiều. Đó là chưa kể khi nguồn vải đó lại được sản xuất trong vùng thì giá trị thu được từ xuất khẩu sản phẩm sẽ tăng lên gấp bội. Nhưng phần tiêu dùng nội địa còn ít và chủ yếu là các sản phẩm loại B của xuất khẩu, chất lượng kém và chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước (chiếm khoảng 8,2% doanh số toàn ngành May).
Đối với lĩnh vực sản xuất Dâu-Tằm tơ: Hiện nay, tơ tằm được coi là mặt hàng có triển vọng mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn cho vùng đặc biệt là trong những năm tới. Vì thị trường tiêu thụ tơ tằm và các sản phẩm từ tơ tằm của thế giới là rất lớn, Việt Nam nói chung và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng là có ưu thế của một ngành tơ tằm truyền thống từ lâu đời,
lại có ưu thế về lao động nhiều và rẻ, đất đai chưa được khai thác hết và khá thích hợp với nghề trồng dâu nuôi tằm.
Hiện nay, hầu hết tơ sản xuất trong vùng được dùng để xuất khẩu, lụa chủ yếu cũng để xuất khẩu, tiêu thụ trong nước, trong vùng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (chưa tới 30%); Khả năng cạnh tranh có thể nói chỉ kém tơ Trung Quốc, trong khi đó lụa lại có chất lượng cao (do không pha nilon). Nhìn chung, sản phẩm tơ tằm khi ra thị trường bên ngoài có thể cạnh tranh được với sản phẩm tơ tằm của các nước ASEAN và thị trường tiêu thụ tơ cùng theo đó mà phát triển, trong đó có các nước ASEAN. Tuy nhiên, đối với lụa, thị trường tiêu thụ còn tương đối hạn chế, chưa có thị trường xuất khẩu trực tiếp, mà chủ yếu chỉ xuất khẩu bởi các liên doanh về dệt lụa.
1.1.2. Ngành da giầy.
Trong ngành da giầy các loại giầy (giầy thể thao, giầy nữ, giầy vải) là những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu, tiêu thụ nước ngoài.
Các loại giầy này có thể xuất khẩu sang hầu hết các thị trường, đặc biệt là các thị trường có sức tiêu thụ lớn (EU, Mỹ) và đã được các thị trường này chấp nhận về chất lượng, ngoài ra còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa với số lượng ngày càng tăng.
Giầy vải từ thấp cấp đến cao cấp, giầy nữ trung và cao cấp tiêu thụ ở hầu hết các thị trường. Giầy thể thao trung và cao cấp cho thị trường EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản.
Giầy dép luôn luôn là mặt hàng thời trang thay đổi theo thời gian và sở thích của người tiêu dùng ở các khu vực khác nhau. Giầy thể thao, giầy vải còn phục vụ nhu cầu thể thao của mọi giới.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có lợi thế hơn so với các nước khi xuất khẩu giầy dép vào thị trường EU, Mỹ: Xuất khẩu vào thị trường EU không bị hạn chế bởi hạn ngạch, không bị đánh thuế chống phá giá và được giảm thuế (từ 17,6% xuống còn 12,3%) do đạt tiêu chuẩn xuất xứ ưu tiên theo Hiệp định thuế quan có hiệu lực chung của Liên minh châu Âu (GSP). Xuất khẩu vào thị
trường Mỹ được giảm thuế từ 40% xuống 3% theo Hiệp định thương mại Việt Mỹ.
Các sản phẩm trong ngành da giầy của vùng đều có khả năng cạnh tranh về giá đối với các sản phẩm sản xuất tại các vùng khác và các nước khác trên thế giới vì: Giá nhân công hiện nay so với các nước Đông Nam Á và khu vực gần thấp nhất. Khi trong vùng tự sản xuất được nguyên vật liệu trong nước sẽ giảm được chi phí sản xuất (giá nguyên vật liệu giảm 15-20% so với nhập khẩu, giảm phí nhập khẩu, phí vận tải...). Công nghệ sản xuất giầy trong vùng hiện nay phần nhiều cũng là công nghệ mà các nước trên thế giới đang sử dụng. Do đó khi thực hiện đầu tư có hiệu quả như đầu tư nâng công suất, đầu tư thiết bị mới, chuyên dùng để có thể sản xuất nhiều chủng loại giầy trên cùng một dây chuyền, đầu tư các dây chuyền tiên tiến, đồng bộ sẽ giảm được tiêu hao nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm nên sẽ giảm được giá thành sản phẩm.
Nhưng bên cạnh đó lĩnh vực sản xuất da thuộc có thể nói là không có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu vì giá thành còn cao và chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn. Lĩnh vực này thường sản xuất và cung cấp nguyên liệu làm đầu vào cho ngay chính các ngành trong vùng là nhiều
1.2. Ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm.
Với đặc thù là một ngành cung cấp các mặt hàng tiêu dùng và thời gian phát triển dài, ngành đã tận dụng tốt các nguồn nguyên liệu sẵn có để giảm giá thành và thực hiện đầu tư các dây chuyền sản xuất, áp dụng các công nghệ hiên đại ngày càng nhiều hơn. Năng lực cạnh tranh của ngành ở thị trường trong nước đã được thể hiện một ưu thế vượt trội, nhưng chủ yếu là các mặt hàng truyền thống như gạo, thịt, rau quả,… các sản phẩm gỗ, giấy,… Còn đối với thị trường xuất khẩu nước ngoài, các sản phẩm cũng đã có mặt tại nhiều thị trường như EU, Mỹ, Nhật Bản,…đem lại doanh thu cao nhưng thị phần còn khiêm tốn. Vì hiện tại trên các thị trường lớn đó có nhiều đối thủ cạnh tranh và những tiêu chuẩn chất lượng đã cản trở các sản phẩm của ngành.
Thực tế răng các sản phẩm của ngành chế biến nông – lâm – thủy sản và thực phẩm của vùng có chất lượng chưa cao so với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng của các thị trường nước ngoài. Một phần do tiêu chuẩn chất lượng sản xuất trong nước chưa được chú trọng so với thế giới, một phần do chưa quan tâm đúng mức tới thị trường bên ngoài của các doanh nghiệp. Điều này làm cho năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới của ngành bị yếu đi. Để nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp sản xuất trong ngành phải chú ý hơn tới các tiêu chuẩn chất lượng từ đó mà đổi mới sản xuất theo hướng hiện đại và đáp ứng.
Nhìn chung năng lực cạnh tranh của ngành trong vùng cũng như trong nước là khá cao và trên thì trường thế giới thì là ngành có năng lực cạnh tranh cao so với các ngành chủ yếu khác của vùng.
1.3. Ngành công nghiệp điện tử - tin học.
Ngành công nghiệp điện tử tin học của vùng có hàm lượng lao động cao và hoạt động công nghệ cao như lắp ráp điện tử và chế tác liên quan, đóng gói bán dẫn. Các công ty điện tử - tin học tham gia vào loại hình chế tác lắp ráp ngày càng phức tạp hơn. Về sản phẩm: Hàng điện tử dân dụng chiếm ưu thế trong chủng loại sản phẩm của ngành điện tử tin học với khoảng trên 40% tổng giá trị sản xuất của ngành trong vùng. Thiết bị thông tin liên lạc chiếm khoảng 32% sản lượng; sản phẩm về CNTT chiếm khoảng 15% sản lượng; còn hàng điện tử công nghiệp bao gồm cả linh kiện và nguyên liệu liên quan chiếm khoảng 13%..
Các sản phẩm xuất khẩu có tăng lên, nhưng mức độ không làm cho các nhà sản xuất vận hành hết công suất. Ngoài máy thu hình, các công ty điện tử tin học cũng lắp ráp một khối lượng lớn đồ điện tử dân dụng khác như : radio- cassette, đầu đọc đĩa CD, VCD, VCRs....Trong lĩnh vực này, năng lực cạnh tranh trong nước ở mức độ khá cao.
Các sản phẩm máy vi tính: Trong vài năm gần đây, các công ty sản xuất và kinh doanh thiết bị tin học đã tổ chức lắp ráp máy vi tính bằng linh phụ kiện rời nhập khẩu từ các hãng danh tiếng trên thế giới. Có hai loại máy vi
tính lắp ráp trong nước: một loại do các đơn vị lắp ráp theo kiểu thủ công, giá rẻ nhưng chất lượng không cao, không được bảo hành đầy đủ. Những máy này thường được gọi là máy "không tên" (no name). Loại thứ hai được lắp ráp trên các dây chuyền công nghệ hiện đại, chất lượng tốt hơn, mang thương hiệu Việt nam, giá cao hơn loại “noname” khoảng 10-15%. Đầu những năm 90 máy tính lắp ráp tại Việt nam hầu như chưa có mặt trên thị trường, thì nay đã chiếm lĩnh khoảng 80-85% thị phần. Giá máy vi tính giảm liên tục 20-40%/năm tuỳ loại. Hai năm trở lại đây cấu hình máy vi tính được nâng cao gấp rưỡi gấp đôi mỗi năm, nhưng giá lại giảm khoảng 30%. Phần mềm được sử dụng phổ biến là phần mềm dùng trong văn phòng, bên cạnh đó các phần mềm ứng dụng cũng được sử dụng rộng rãi. Các phần mềm đang sử dụng chủ yếu là từ nguồn nhập khẩu. Số phần mềm do tự sản xuất chỉ chiếm khoảng 10% thị phần trong nước, đa số phần mềm này sản xuất theo đơn đặt hàng. Một số sản phẩm được tiêu thụ nhiều là có liên quan đến tiếng Việt. Giá các phần mềm trong nước cũng rất khiêm tốn so với giá phần mềm nhập khẩu.
Trong lĩnh vực sản xuất linh kiện ( sản xuất với quy mô công nghiệp đạt tiêu chuẩn kĩ thuật cũng như tiêu chí thương mại quốc tế) nhờ có chính sách đổi mới, vốn đầu tư nước ngoài đã vào trong vùng, xuất hiện các liên doanh với 100% vốn nước ngoài, và những liên doanh có sự góp mặt của các doanh nghiệp trong nước, đã sản xuất được một số sản phẩm như mạch in, đĩa cứng cho máy vi tính; đèn hình mầu, biến thế cao áp, cuộn lái tia cho máy thu hình mầu. Bên cạnh đó các loại linh kiện cần công nghệ cao như các linh kiện bán dẫn, linh kiện cơ khí điện tử, quang điện tử...cũng đã được vùng nghiên cứu, đầu tư, sản xuất có sự đóng góp của các doanh nghiệp nước ngoài, các sản phẩm này sẽ chiếm lĩnh thị phần trong nước thay thế hàng nhập khẩu và trong tương lai không xa sẽ xuất khẩu ra bên ngoài. Hãng Daewoo và Cty Hanel thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội hợp tác cùng sản xuất màn hình máy thu hình các loại và màn hình phẳng loại 21, 25, 29 inch.
Linh kiện điện tử tin học là một trong những nhóm sản phẩm tăng trưởng chính của ngành điện tử tin học cả hiện tại và tương lai. Giá của loại
sản phẩm này cũng có chung tình trạng như các sản phẩm điện tử khác là giảm giá nhanh, nhất là các linh kiện điện tử công nghệ cao như linh kiện máy tính.
Nhìn chung với thị trường trong nước ngành điện tử tin học của vùng đang có sức cạnh tranh mạnh mẽ nhưng phương hướng xuất khẩu lại chưa đạt được những kết quả như mong đợi.