Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh vận tải feeder của doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp vận tải feeder việt nam (Trang 93 - 95)

ĐẾ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VẬN TẢI FEEDER CỦA VIỆT NAM.

3.2.1Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Kinh doanh vận tải Feeder là một công đoạn của quá trình vận chuyển hàng hoá bằng container quốc tế. Mặc dù có nhiều điểm trong hoạt động kinh doanh tàu Feeder tương đối giống hoạt động kinh doanh tàu biển khác, nhưng là một lĩnh vực kinh doanh chuyên sâu, nên nó đòi hỏi nhiều kỹ năng kinh doanh riêng. Trong giao dịch vận chuyển hàng hoá quốc tế, nhà kinh doanh vận tải Feeder phải có kiến thức cơ bản về kinh doanh như: ngoại ngữ, tin học… và kiến thức chào bán dịch vụ vận chuyển như: phân tích thị trường và đấu thầu vận chuyển hàng hoá…

Nền kinh tế Việt nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới và kinh doanh vận tải Feeder cũng phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển đó. Đội ngũ nguồn nhân lực cũng cần phải được đào tạo để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Ở thị trường Việt nam, các chủ hàng SOC vẫn là khách hàng chủ lực của nhà kinh doanh vận tải Feeder. Thu hút được nhóm khách hàng này sẽ góp phần tăng đáng kể

thị phần vận tải Feeder. Do vậy doanh nghiệp Feeder Việt nam cần chủ động xây dựng mối quan hệ và tham gia đấu thầu chuyên chở Feeder với các chủ hàng Mainlines (Chủ hàng SOC).

Ở các doanh nghiệp khai thác Feeder của Việt nam hiện nay, đội ngũ nguồn nhân lực cũng được đào tạo khá cơ bản. Nhưng về kỹ năng chuyên sâu, nhất là kỹ năng chào bán dịch vụ vẫn còn nhiều điều phải bổ xung. Chẳng hạn như:

+ Tham gia đấu thầu vận chuyển hàng hoá. Gồm đấu thầu vận chuyển hàng hoá container quốc tế và đấu thầu chuyên chở container cho các Mainlines. Những nghiệp vụ này mang lại doanh thu lớn và ổn định cho kinh doanh vận tải Feeder, nhưng cũng đòi hỏi kỹ năng phân tích thị trường và chào giá dịch vụ theo những quy tắc và chuẩn mực nhất định. Nhiều doanh nghiệp vận tải Feeder của Việt nam vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm đấu thầu không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài, điều này làm mất đi cơ hội kinh doanh.

+ Phân tích biến động thị trường. Thông tin thị trường là nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của quyết định kinh doanh. Thị trường trọng tâm là ở Việt nam, nhưng thị trường quan trọng lại là ở cả khu vực… Bên cạnh hiểu biết luật chơi trong nước, doanh nghiệp vận tải Feeder Việt nam cũng phải nắm bắt được xu thế thị trường khu vực để có điều chỉnh phù hợp. Muốn vậy, đội ngũ nhân viên kinh doanh phải có trình độ ngoại ngữ thông thạo và thuần thục sử dụng tin học để có thể khai thác thông tin thị trường.

+ Phối hợp - Điều hành quản lý kinh doanh… Hạn chế của một số Doanh nghiệp vận tải Feeder Việt nam chính là đội ngũ nhân viên chưa có sự phối kết hợp trong công việc. Sự phân công lao động trong guồng máy doanh nghiệp vận tải Feeder ở Việt nam chưa hợp lý làm khách hàng phải mất thời gian chờ đợi. Giải pháp rút ngắn thời gian chờ đợi là yếu tố quyết định việc dành được cơ hội kinh doanh.

Bên cạnh việc đào tạo chuyên sâu về kinh doanh vận tải Feeder, doanh nghiệp Việt nam cần có chính sách thu hút người lao động như:

+ Chính sách khuyến khích tăng năng suất lao động. (Khen thưởng vật chất cho những sáng kiến, cải tiến … và cả cơ hội nghề nghiệp, thăng tiến).

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh vận tải feeder của doanh nghiệp nước ngoài tại việt nam và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp vận tải feeder việt nam (Trang 93 - 95)