a. Khái niệm lãi suất
Lãi suất (rate of interest) là một phạm trù kinh tế mang tính chất tổng hợp, đa dạng và phức tạp, là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế. Lãi suất luôn là vấn đề được bất cứ nhà đầu tư nào quan tâm, bởi nó sẽ quyết định lợi nhuận của họ, lãi suất cao hay thấp sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đầu tư của các cá nhân, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của nhiều doanh nghiệp.
Lãi suất được quan niệm là "giá cả" giống như mọi loại giá cả hàng hóa khác trên thị trường. Điều khác biệt duy nhất của lãi suất so với các loại giá cả khác là nó chính là giá của một loại hàng hóa rất trừu tượng..Đó là cái giá phải trả cho "sự trì hoãn thanh toán, cụ thể hơn là chi phí cơ hội do việc không có sẵn tiền mặt gây ra, chẳng hạn bất tiện khi cần thanh toán mà không có tiền hoặc có nhu cầu sử dụng bây giờ nhưng không thể thỏa mãn được ngay lập tức, v.v..Trong quan hệ tín dụng lãi suất được thể hiện là lãi suất cho vay đối với người cho vay.
Như vậy lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. Lãi suất được xem là loại giá cơ bản của thị trường tài chính và có ảnh hưởng quan trọng đến các hoạt động kinh doanh.
b. Sự hình thành lãi suất trong cân bằng thị trường hàng hoá và tiền tệ - Mô hình IS-LM
- Đường IS phản ánh những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất (r) với sản lượng (Y) mà tại đó thị trường hàng hóa cân bằng (Y = AD).
- Giả thiết:
+ Hàm tiêu dùng
C = C0 + C(Y – T) Trong đó :
C0 : là tiêu dùng tự định ( C0 > 0). Đây là phần chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập ,tiêu dùng cố định , nó là mức dân cư phải chi tiêu để đảm bảo cuộc sống của mình dù không có thu nhập nào,do đó C0 > 0.
(Y –T) : là thu nhập khả dụng ( phần thu nhập sau khi đã trừ đi khoản thuế nộp cho Nhà nước .
0 < CY < 1 : Điều này có nghĩa là khi thu nhập tăng thì tiêu dùng cũng tăng CY > 0, nhưng mức tăng tiêu dùng không thể lớn hơn mức tăng thu nhập (CY
<1).Vì khi người dân tăng thu nhập, họ sẽ để dành một phần để tiết kiệm.
+ Hàm đầu tư
I = I0 + I(r) I0 : đầu tư tự định
Ir < 0 : điều này có nghĩa là khi lãi suất tăng thì đầu tư giảm và ngược lại hay nói hàm đầu tư phụ thuộc ngược vào lãi suất.
G = G0 Trong đó: G : chi tiêu chính phủ + Hàm xuất nhập khẩu NX = EX – IM = NX0 + NX( Y ) Trong đó: NX : Xuất khẩu ròng EX: Xuất khẩu IM: Nhập khẩu
Hàm nhập khẩu IM = IM0 + IM( Y) 0 < IMY < 1 Hàm xuất khẩu EX = EX0 + EX (Y )
-1 < NXY < 0 : điều này có nghĩa là khi thu nhập tăng thì nhu cầu về hàng hóa nước ngoài cùng tăng dó đó nhập khẩu sẽ lớn hơn xuất khẩu ,dẫn đến xuất khẩu ròng giảm NXY < 0 .Tuy nhiên mức giảm đó nhỏ hơn mức tăng thu nhập NXY
> -1.
- Cân bằng trên thị trường hàng hóa dịch vụ Hàm tổng chi tiêu của nền kinh tế :
E = C + I + G + NX
hay E = C0 + C(Y - T) + I0 + I ( r) + G0 + NX0 + NX(Y)
Cân bằng trên thị trường được quan niệm là cân đối cung cầu nên ta có: Y Y = E0 + E ( Y , r , T ) (1)
Trong đó E0 = C0 + I0 + G0 + NX0 E ( Y , r , T ) = C( Y – T) + I(r) + NX(Y) -1 < EY < 1 do EY =CY +NXY ( 0 < CY <1 và -1 < NXY <0) Er < 0 do Er =Ir (Ir < 0) -1 <ET < 0 do ET =−CY
C0 , I0 , G0 , NX0 , T : là biến ngoại sinh r , Y : là biến nội sinh
+ Độ dốc đường IS : do E0 và T cố định nên ta sẽ xem xét mối quan hệ của Y và r . Từ phương trình hàm ẩn ta có : 0 1 < − − = r y E E dY dr EY <1,Er <0
Như vậy lãi suất và thu nhập có quan hệ ngược chiều nhau ,lãi suất tăng làm giảm chi tiêu cho đầu tư , do vậy làm giảm tổng cầu và mức thu nhập cân bằng Y .
Đường IS có độ dốc xuống do lãi suất cao hơn, tổng cầu sẽ suy giảm dẫn đến thu nhập cũng suy giảm. Độ dốc của đường IS phụ thuộc vào độ nhạy cảm với lãi suất của tổng cầu. Nếu những thay đổi trong lãi suất đưa đến những dịch chuyển nhỏ của đường tổng cầu, mức thu nhập cân bằng ít thay đổi và đường IS sẽ rất dốc. Sự di chuyển dọc theo đường IS cho ta thấy sự thay đổi của thu nhập chỉ do sự biến động riêng của lãi suất làm dịch chuyển đường tổng cầu. Ở mức lãi suất nhất định, những nhân tố ngoài lãi suất có biến động (như chi tiêu của Chính phủ ...) và làm dịch chuyển đường tổng cầu và cũng sẽ làm dịch chuyển đường IS.
*Thị trường tiền tệ - Đường LM
- Đường LM phản ánh những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất (r) và sản lượng (Y) mà tại đó thị trường tiền tệ cân bằng.
- Giả thiết
+ Thị trường tiền tệ ở trạng thái cân bằng, nghĩa là lượng cầu tiền L bằng lượng cung tiền M.
+ Lượng cung tiền M không thay đổi vì cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương hay các cơ quan tương đương) không tiến hành biện pháp gì làm ảnh hưởng tới lượng cung tiền.
+ Lượng cầu tiền L bằng tổng của lượng cầu tiền vì mục đích giao dich và lượng cầu tiền vì mục đích đầu cơ kiếm lợi.
- Cân bằng trên thị trường tiền tệ + Mức cung tiền tệ :
Ms =M0 P
Trong đó:
M0 : cung tiền danh nghĩa. P : mức giá 0 : P M cung tiền thực tế . +Mức cầu tiền MD =L(Y,r)
LY >0 : Mức cầu tiền tỷ lệ thuận với thu nhập Lr <0 : Mức càu tiền tỷ lệ nghịch với lãi suất +Cân bằng trên thị trường tiền tệ :
MD = MS
Trong đó:
M0,P : là biến ngoại sinh Y,r : là biến nội sinh +Độ dốc đường LM = − >0 ∂ ∂ r Y L L Y r ( do LY >0,Lr <0 )
Đường LM có độ dốc nghiêng đi lên bởi khi thu nhập tăng, lãi suất phải tăng theo để giảm bớt cầu tiền nhằm duy trì sự cân bằng của thị trường tiền tệ khi cung tiền không đổi. Khi cầu tiền nhạy cảm với thu nhập và kém nhạy cảm với lãi suất thì đường LM sẽ rất dốc. Nếu mức cung tiền tăng lên, đường LM sẽ dịch chuyển sang phải.
*Sự cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hóa và tiền tệ
+ Mô hình IS – LM ), ,( 0 E Y Tr E Y = + ), ( 0 P L Y r M =
Với giả thiết: Các biến ngoại sinh: E0,M0,T,p
Các biến nội sinh : Y,r
Sự cân bằng đồng thời trên hai thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ chỉ xảy ra khi nền kinh tế vừa nằm trên (IS) và (LM), trên đồ thị là giao điểm của hai đường (IS) & (LM).
+ Giải hệ phương trình trên ta tìm được (Y∗,r∗).
+ Giao điểm giữa 2 đường IS và LM là điểm cân bằng đồng thời của hai thị trường hàng hóa và tiền tệ ,Y∗ là thu nhập cân bằng và mức lãi suất thực tế cân bằng
∗
r
Như vậy đường IS thể hiện mối quan hệ giữa GDP thực tế và mức lãi suất trong đó tổng chi tiêu dự kiến bằng với GDP thực tế. Đó là một quan hệ cân bằng, và cho
LM IS ∗ r ∗ Y Y r
chúng ta thấy sự kết hợp của Y và r và biểu thị các điểm chi tiêu cân bằng khác nhau. Khi lãi suất thay đổi, thì chi tiêu dự kiến cũng thay đổi, và tổng chi tiêu dự kiến cũng thay đổi, và dẫn đến thay đổi trong điểm cân bằng của GDP thực tế. Đường IS cho chúng ta thấy mức cân bằng của GDP thực tế mong muốn, nếu chúng ta đã biết được mức lãi suất. Đường LM thể hiện sự kết hợp của r và Y dẫn đến cân bằng thị trường tiền tệ (cung tiền = cầu tiền) tại một mức cung tiền cố định, và với mức giá cho trước. Đường LM chỉ cho chúng ta thấy mức độ của r, tính theo mức độ của Y (và theo mức độ của biến ngoại sinh như là mức giá cả) - nó chỉ cho chúng ta thấy cân bằng trong thị trường tài chính, với một mức độ cho trước của Y. Cân bằng IS-LM cho chúng ta một sự kết hợp r và Y đồng thời làm rõ thị trường hàng hoá và dịch vụ và thị trường tài chính, với một mức độ của biến ngoại sinh cho trước (G, M,.v.v..) và với mức giá cả cho trước. Vậy sự cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ đã hình thành nên lãi suất .
2.1.3.3 Mối liên hệ giữa lợi suất danh mục thị trường và lãi suất
Lãi suất và lợi suất danh mục thị trường luôn là vấn đề được bất cứ nhà đầu tư nào quan tâm, bởi nó sẽ quyết định lợi nhuận của họ, chúng cao hay thấp sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đầu tư của các cá nhân, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của nhiều doanh nghiệp.Hai yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau, việc giảm lãi suất sẽ có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán bởi khi giảm lãi suất sẽ có sự cắt giảm lãi suất cho vay kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, thì việc giảm lãi suất có ý nghĩa rất lớn vì nó giúp giảm chi phí và tạo lợi nhuận cao hơn.Giảm lãi suất nhìn chung sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển vì có cơ hội thêm vốn kinh doanh, từ đó góp phần phát triển kinh tế và là nhân tố chính để tăng lợi suất danh mục thị trường. Ngược lại, khi lãi suất tăng cao các doanh nghiệp ít có cơ hội tăng vốn trong sản xuất kinh doanh, khả năng phát triển của doanh nghiệp bị hạn chế. Đồng thời, lãi suất tăng cao thì việc gửi tiết kiệm khoản tiền nhàn rỗi sẽ hấp dẫn hơn việc đầu tư vào thị trường chứng khoán hay các hoạt động đầu từ khác và lợi suất danh mục thị trường sẽ giảm.