Mô hình của lạm phát, tăng trưởng kinh tế và lợi suất thị trường vốn

Một phần của tài liệu Phân tích lợi suất danh mục thị trường trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008 (Trang 77 - 81)

Các chuyên viên thống kê đã đưa ra những giả định về lợi suất trong nhiều năm qua và những số liệu lịch sử vẫn được xem là những ước tính về lợi suất tốt nhất. Tuy nhiên, từ những năm 1950 phân tích kinh tế đã đưa ra một số lý thuyết quan trọng đó là thuyết thị trường hiệu quả (effcient market theory), mô hình cổ tức chiết khấu( dividend discount model) và định giá quyền chọn (options pricing). Nhờ những lý thuyết tiến bộ này mà việc ước tính lợi suất cho thị trường vốn ngày càng hợp lý hơn.

Thị trường vốn là nơi diễn ra mua bán các công cụ tài chính dài hạn, gồm thị trường cho thuê tài chính, thị trường thế chấp ( thị trường tín dụng trung và dài hạn) và thị trường chứng khoán.Ba nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến thị trường vốn là tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất. Để xây dựng mô hình lợi nhuận thị trường vốn chúng ta bắt đầu từ mô hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc.Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Bên cạnh đó,lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh

tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát thường có mối quan hệ nhất định. Tuy nhiên mức độ gắn kết như thế nào vẫn là vấn đề tranh cãi. Một số nghiên cứu theo lối kinh nghiệm cho thấy, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát là phi tuyến tính.Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát thì tăng trưởng danh nghĩa là tổng của tăng trưởng thực tế và lạm phát của nền kinh tế.

Lãi suất được quan niệm là "giá cả" giống như mọi loại giá cả hàng hóa khác trên thị trường. Có hai loại lãi suất là lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế. Nếu i biểu thị lãi suất danh nghĩa, r biểu thị lãi suất thực tế và π là tỷ lệ lạm phát thực tế, thì mối quan hệ giữa ba biến số này là:

r = i - π

Rõ ràng, lãi suất danh nghĩa không thể điều chỉnh để thích ứng với lạm phát thực tế vì không ai biết lạm phát thực tế là bao nhiêu khi quy định lãi suất danh nghĩa. Lãi suất danh nghĩa chỉ có thể điều chỉnh để thích ứng với lạm phát dự kiến πe :

i = r + πe

Khi xem xét lãi suất trên thị trường vốn chúng ta quan tâm nhiều hơn đến lợi tức thực tế của trái phiếu chính phủ, lợi tức danh nghĩa của trái phiếu chính phủ, cổ tức vốn cổ phần và lợi tức vốn cổ phần. Để tính toán lợi suất ta có thể dùng công thức sau: 1 1 − − − = t t t t P P P R

Giá cao có thể bị giảm xuống do hai thành phần đó là sự tăng trưởng thu nhập mà xa hơn nữa là sự tách rời thành tăng trưởng thực tế và lạm phát, sựu thay đổi trong nhân tố thu nhập (P/E). Công thức tính lợi suất có thể viết lại như sau:

E(R) = lạm phát dự kiến + lợi suất cổ tức + tăng trưởng cổ tức dự kiến +/- sự thay đổi trong lợi suất cổ tức

Chúng ta thừa nhận sự tương đương giữa cổ tức và tăng thu nhập do đó sự tăng trưởng cổ tức hợp lý là sự tăng lên của thu nhập, ngoài ra, thu nhập giữ lại mà được sử dụng để mua lại cổ phiếu về phương diện kinh tế tương đương thanh toán cổ tức. Các giả định thông thường cho P/E mở rộng bằng 0 trừ khi chúng ở mức thị trường mạnh nhất.

Những nghiên cứu lý thuyết cho rằng sự tăng trưởng cổ tức đối với toàn thị trường không thể vượt quá sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế trong một thời kỳ.

Phương trình hạch toán tăng trưởng: gY = gA +gKεK + gLεL Trong đó:

gY là tốc độ tăng trưởng kinh tế gK là tốc độ tăng trưởng vốn

gL là tốc độ tăng trưởng lao động gA là tổng năng suất nhân tố

εK là hệ số co giãn của sản lượng theo vốn εL là hệ số co giãn của sản lượng theo lao động Ta gọi g1 là tốc độ tăng trưởng thu nhập

g1 = gY – f(gL)

f(gL) là hàm thể hiện mức phải chi trả thêm cho khối lượng lao động tăng thêm. Trong dài hạn cho rằng lực lượng lao động không tăng hay f(gL) = 0, khi đó g1 = gY, tức là tốc độ tăng trưởng thu nhập coi như bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Do đó, nếu chúng ta bắt đầu chấp nhận giá trị hiện hành của thị trường thì tương đối chính xác và lấy tăng trưởng của nền kinh tế như tăng trưởng cổ tức trong dài hạn (hay tăng trưởng thu nhập hoặc tăng trưởng thu nhập mỗi cổ phần). Một cách để thực hiện việc này là cho sự tăng trưởng cổ tức gắn với sự tăng trưởng phát triển của nền kinh tế,và chúng ta có một vài các chỉ số để đánh giá, bao gồm Tổng sản phẩm quốc nội, vốn / GDP, hay vốn / GNP. Để sử dụng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế để đánh giá thu nhập vốn cổ phần ước tính trong tương lai, chúng ta cần hiểu rõ mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP và sự tăng trưởng cổ tức (hay tăng trưởng thu nhập). Tăng trưởng thu nhập thì hiếm khi tăng trưởng đều theo tăng trưởng kinh tế vì các doanh nghiệp tư nhân tạo ra một cổ phần không cần tốc độ phát triển của nền kinh tế, mặt khác, tỷ suất cổ tức liên quan đến sự tăng trưởng mỗi cổ phần và xuất hiệt kẽ hở bởi công ty làm giảm cổ phần của họ bằng cách phát hành Quyền chọn cổ phần.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi suất danh mục thị trường trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008 (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w