Mô hình Harrod – Domar và tỷ lệ đầu tư

Một phần của tài liệu Phân tích lợi suất danh mục thị trường trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008 (Trang 64 - 65)

Dựa vào tư tưởng của keynes, vào những năm 40 với sự nghiên cứu độc lập, hai nhà kinh tế Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ đã cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển. Mô hình này được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và các nhu cầu về vốn.

Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ một đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó.

Gọi S là tiết kiệm, Y là thu nhập quốc dân và s là tỷ suất tiết kiệm, ta có

Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư, nên về mặt lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm (St = It ), do đó cũng có thể viết:

Mục đích của đầu tư là để tạo ra vốn sản xuất, nên = . Nếu gọi k là tỷ số gia tăng giữa vốn và sản lượng ( còn gọi là hệ số ICOR), ta có:

Hoặc k =

ICOR (Incremental Capital Output Ratio) là hệ số tiêu chuẩn phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư bằng cách đo lường để biết muốn tạo thêm được một đồng sản phẩm thì cần đưa thêm vào sử dụng bao nhiêu đồng vốn. Hệ số ICOR phản ánh năng lực vốn đầu tư, phụ thuộc vào tính chất công nghệ kỹ thuật của vốn SX, mức độ khan hiếm nguồn lực và hiệu quả quản lý và sử dụng vốn.

Gọi g là tỷ lệ tăng trưởng, ta có: g= Y Y ∆ Mặt khác : = = :  g =

Mô hình Harrod- Domar chỉ ra sự tăng trưởng là do kết quả tương tác giữa tiết kiệm với đầu tư và đầu tư là năng lực cơ bản của sự phát triển kinh tế. Theo Harrod- Domar chính sự đầu tư phát sinh ra lợi nhuận và gia tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. Như vậy Harrod-Domar đã vạch ra một mô hình tăng trưởng cho các nước đang phát triển đó là tăng trưởng dài hạn với mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững phải dựa vào việc tích luỹ vốn cho đầu tư.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi suất danh mục thị trường trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008 (Trang 64 - 65)