Mô hình chỉ số đơn (SIM)

Một phần của tài liệu Phân tích lợi suất danh mục thị trường trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008 (Trang 76 - 77)

Mô hình chỉ số đơn (Single Index Model – SIM) của một thị trường phân loại các nguồn gốc rủi ro thành các nhân tố hệ thống (vĩ mô) và các nhân tố riêng (vi mô). Mô hình đơn chỉ số giả thiết rằng các nhân tố vĩ mô có thể được đại diện bằng chỉ số thị trường. Mô hình này giảm được công việc tính toán đầu vào trong quy trình lựa chọn chứng khoán vào danh mục đầu tư theo mô hình Markowitz. SIM là một mô hình đơn giản hoá và chỉ định nghĩa một nhân tố duy nhất là căn nguyên của giá trị hiệp phương sai giữa các mức lợi suất của một loại chứng khoán và giả thuyết các mức lợi suất của chứng khoán i là một phương trình tuyến tính của nhân tố đó, hoặc là chỉ số It.

Hàm số mô tả SIM ở dạng tuyến tính: rit = αi + βiIt + εit

Các giả định cơ sở của mô hình: lợi suất của chứng khoán có dạng hàm tuyến tính như trên

E(εit) = 0; E(εit.It) = 0

cov(εit.It) = 0; cov(εi, εt) = 0 (i # j) E(εit.εit) = 0.

Trong phương trình hàm số mô tả SIM, số hạng αi biểu thị một bộ phận lợi suất cố định gắn liền của chứng khoán i. Theo nghĩa đó, αi là hằng số và không có quan hệ phụ thuộc gì vào chỉ số It.

βi là hệ số đo mức độ nhạy cảm của lợi suất chứng khoán i đối với hành vi của chỉ số It. Nếu βi >1 thì tài sản i tương ứng được gọi là năng động. Nếu βi <1 thì tài sản i là tài sản thụ động.

εit đại diện cho phần lợi suất đặc thù của chứng khoán i đang xét, không có tương quan với chỉ số It cũng như mức lợi suất của các loại chứng khoán khác đang tồn tại trên thị trường.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi suất danh mục thị trường trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008 (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w