Tác động của các biện pháp phi thuế đến các nớc đang phát triển trong đó có Việt Nam:

Một phần của tài liệu Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010 (Trang 43 - 47)

trong đó có Việt Nam:

II.1 Tác động tích cực:

Đối với các nớc đang phát triển, việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ đóng một vai trò rất quan trọng. Việc vận dụng tốt các biện pháp phi thuế quan nhằm tạo điều kiện nâng đỡ các nhà sản xuất còn non kém trong nớc và giúp nhà nớc điều tiết đợc, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo hớng có lợi cho nền kinh tế - xã hội.

Có thể kể ra một số mặt tích cực khi áp dụng các NTM nh sau:

- Tạo điều kiện cho nhiều ngành sản xuất tuy có sức cạnh tranh kém hơn so với nớc ngoài tiếp tục duy trì và phát triển. Hạn chế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nớc còn nhằm mục đích cải thiện cán cân thanh toán quốc tế hay cán cân thơng mại. Thúc đẩy nền công nghiệp non trẻ của các nớc đang phát triển có thể phát triển một cách độc lập và đa dạng hóa sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp truyền thống tăng tốc quá độ lên kinh tế công nghiệp hiện đại. Một số ngành có thể nâng dần khả năng cạnh tranh nhờ nâng cao trình độ quản lý, đổi mới công nghệ.

- Tạo điều kiện cho sản phẩm sản xuất trong nớc tuy có chất lợng kém hơn, giá cao hơn hàng nhập khẩu có thể cùng tồn tại với hàng nhập khẩu để giúp các nhà sản xuất của những ngành này có thời gian điều chỉnh, dần dần nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trờng và góp phần đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội.

- Hỗ trợ xây dựng một số ngành công nghiệp quan trọng cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Góp phần ổn định xã hội, tạo công ăn việc làm, tăng cơ hội sử dụng tài nguyên nếu không những tài nguyên này (nh vốn, sức lao động) sẽ bị nhàn rỗi thông qua các biện pháp hỗ trợ cho một số ngành, một số địa bàn.

2.2. Tác động tiêu cực:

Tác động tiêu cực đối với bảo hộ sản xuất trong nớc từ các NTM:

Bên cạnh những mặt tích cực đối với bảo hộ mà các biện pháp phi thuế quan mang lại, còn có không ít những tác động tiêu cực đối với các nớc đang phát triển.

- Các nớc đang phát triển thờng áp dụng các biện pháp thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp, kiểm soát ngoại tệ, tăng hối suất để hạn chế nhập khẩu, tăng cờng sức cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nớc để có thể thay thế nhập khẩu... Tuy nhiên, sự bảo hộ mạnh mẽ của nhà nớc tuy có giúp ích cho ngành công nghiệp sản xuất trong nớc tránh đợc hoặc giảm nhẹ đợc sức ép của đối thủ cạnh tranh ở nớc ngoài, nhng những ngành đợc bảo hộ rơi vào tình trạng năng suất kém kéo dài, không chống đỡ đợc đối thủ cạnh tranh, một khi không đợc bảo hộ nữa thì có nguy cơ bị sụp đổ.

- Nhiều ngành công nghiệp hạ nguồn bị hạn chế khả năng tiếp cận với đầu vào nhập khẩu giá rẻ, buộc phải chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế trong nớc đắt hơn (mà chất lợng có thể không bằng), làm chi phí sản xuất tăng lên dẫn tới lợi thế cạnh tranh của sản xuất trong nớc bị sút giảm

- Nhiều nớc khuyến khích sản xuất thay thế nhập khẩu trong khi định hớng chiến lợc phát triển kinh tế là sản xuất hớng về xuất khẩu. Do tác động cạnh tranh từ hạn chế nhập khẩu của các NTM đã thu hút nhiều chủ đầu t rút nguồn lực khỏi lĩnh vực sản xuất phục vụ xuất khẩu để đầu t vào lĩnh vực thay thế nhập khẩu, gây tổn thất đáng kể cho các ngành xuất khẩu. Thêm vào đó, việc sản xuất thay thế nhập khẩu tuy giảm đợc nhập khẩu hàng tiêu dùng, nhng phải nhập máy móc, thiết bị, nguyên liệu và sản phẩm trung gian, hệ số nhập khẩu tạm thời giảm xuống nhng rồi lại tăng

lên lâu dài, việc chi trả hàng loạt ngoại tệ khiến dự trữ ngoại tệ giảm đi, cán cân thanh toán quốc tế xấu đi.

- Bảo hộ mậu dịch thiên về công nghiệp thay thế nhập khẩu (nhất là ngành chế tạo), không có lợi cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp hạ tầng các công trình hạ tầng xã hội cần thiết để tăng trởng kinh tế. Các nớc đang phát triển có nền kỹ thuật còn rất lạc hậu, nếu đi theo con đờng nhập khẩu kỹ thuật sau đó đóng cửa để nội hóa sản phẩm thì có khả năng hệ thống công nghiệp thay thế nhập khẩu vừa mọc lên đã lạc hậu. Vì kỹ thuật công nghệ hiện đại rất phức tạp, muốn nội hóa toàn bộ kỹ thuật nhập khẩu để phát triển sản phẩm trong nớc thì phải trải qua một thời gian khá dài, trong thời gian ấy, khoa học kỹ thuật trên thế giới thì đổi mới từng ngày vì thế các ngành công nghiệp sản xuất trong nớc thay thế nhập khẩu dễ bị tụt hậu. Hơn nữa biện pháp này cũng không phù hợp với nền kinh tế đi theo xu h- ớng tự do hóa.

- Bảo hộ thông qua các NTM là một trong những nguyên nhân làm phát sinh thói dựa dẫm, ỷ lại vào sự hỗ trợ, u đãi của nhà nớc và ngăn cản những nỗ lực chủ động cải tiến, hợp lý hóa sản xuất, tự nâng cao khả năng cạnh tranh của nhiều ngành nội địa. Vì thế không tạo ra động lực khuyến khích cạnh tranh trong các ngành đợc bảo hộ cao.

- Để quản lý các NTM đòi hỏi phải đầu t nhân lực, chi phí khá lớn cho việc duy trì bộ máy quản lý phức tạp, nhiều khi chồng chéo giữa các cơ quan cùng đợc giao chức năng quản lý nhập khẩu. Tuy nhiên, lợi ích mà bộ máy thực thi chính sách bảo hộ này mang lại phần nhiều không đợc nh dự kiến. Nhiều ngành công nghiệp mục tiêu vẫn phát triển trì trệ, kém hiệu quả, thiếu sức cạnh tranh.

Tác động tiêu cực từ các biện pháp phi thuế quan khi tham gia thơng mại quốc tế:

Xuất khẩu nông nghiệp là vấn đề sống còn của nhiều nớc nghèo song bảo hộ nông nghiệp lại là u tiên của các nớc phát triển. Vì thế các nớc đang phát triển thờng gặp những rào cản thơng mại rất lớn khi tiếp cận thị trờng của các nớc phát triển.

Hiệp định Nông nghiệp (AoA) của WTO là một trong những hiệp định rất bất lợi, có tác động tiêu cực đối với các nớc đang phát triển có nguồn thu lớn từ việc xuất khẩu nông sản. AoA không chỉ quy định các chính sách thuế và phi thuế mà cả hỗ trợ trong nớc và trợ cấp xuất khẩu đối với sản xuất nông sản. Các nớc phát triển nh Mỹ, EU có mức trợ cấp rất cao đối với sản phẩm nông nghiệp của họ, trong khi đó các nớc đang phát triểnvới thực lực tài chính yếu, không đủ tiền để trợ cấp cho nông dân hoặc nếu có thì cũng cha đạt đến tỷ lệ phần trăm của giá trị sản xuất mà AoA cho phép và không thể so sánh với những khoản tiền mà ngời nông dân của nớc phát triển đợc trợ cấp.

- Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một trở ngại không nhỏ đối với các nớc đang phát triển. Các nớc này luôn gặp khó khăn lớn trong việc thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật do thiếu cơ sở kỹ thuật, chuyên môn, và không đủ khả năng đầu t. Nhiều nớc phát triển đã dựa vào điểm yếu là hàng nông sản của các nớc đang phát triển không đủ điều kiện về an toàn lơng thực để hạn chế nhập hàng nông sản từ các nớc này.

- Các rào cản thơng mại mà các nớc đang phát triển gặp phải ngày càng lớn, cụ thể một số rào cản hay gặp nhất là chống bán phá giá, trợ giá xuất khẩu hàng nông sản, hàng rào kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật, trợ cấp và thuế đối kháng,...

Có thể đơn cử vụ Hiệp hội cá nheo Hoa Kỳ kiện Hiệp hội cá tra, cá basa của Việt Nam về việc bán phá giá cá tra, cá basa ở thị trờng Mỹ. Đây là một vụ kiện phi lý, Việt Nam có lợi thế nuôi đợc cá có chất lợng cao cộng với chi phí sản xuất thấp nên cá của Việt Nam vừa ngon vừa rẻ, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trờng Mỹ, thực tế Việt Nam không hề bán phá giá. Mỹ đã sử

dụng luật chống phá giá, khai thác độ vênh của pháp luật sử dụng quy phạm nền kinh tế phi thị trờng áp đặt cho trờng hợp Việt Nam, rồi áp dụng tính giá theo một nớc thứ ba có nền kinh tế thị trờng, hoặc giá thị trờng. Mỹ đã tăng thuế nhập khẩu đối với cá tra và basa của Việt Nam từ 0% lên 38 - 60%, áp dụng hạn ngạch đối với cá tra và basa của Việt Nam. Làm cho giá cá tra và basa của Việt nam bán ở thị trờng Mỹ tăng lên 20%.

Các nớc luôn kêu gọi các nớc khác tự do hóa thơng mại nhng lại tìm ra những hàng rào phi thuế quan để bảo hộ thơng mại trong nớc. Tuy nhiên, điều này cũng là tất yếu để bảo vệ những ngành sản xuất khó cạnh tranh của nớc mình, với điều kiện những rào cản mà họ áp dụng không đợc vi phạm luật pháp và quy định quốc tế. Và chúng ta phải chuẩn bị tinh thần để sống chung với điều đó, phải vợt qua những rào cản đó để tránh và giảm thiểu những rủi ro khi bớc đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Chơng II

Thực trạng áp dụng các biện pháp phi thuế quan ở việt nam từ 1996 - 2000

I. Các biện pháp phi thuế quan đợc áp dụng tạI Việt

Nam.

Một phần của tài liệu Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w