Hàng rào kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010 (Trang 52 - 54)

4.1 Các qui định kỹ thuật, tiêu chuẩn và thủ tục xác định sự phù hợp:

Hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) trong giai đoạn này có trên 4400 tiêu chuẩn quốc gia, trong đó chỉ có khoảng 150 tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng. Các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng thờng là những tiêu chuẩn liên quan đến các lĩnh vực an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trờng.

Về mặt thể chế, Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lờng và Chất lợng thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trờng là cơ quan quản lý nhà nớc về các qui định kỹ thuật, tiêu chuẩn và thủ tục xác định sự phù hợp. Một số văn bản liên quan đến vấn đề qui định kỹ thuật và thủ tục xác định sự phù hợp đã đợc ban hành. Tuy nhiên do trình độ khoa học công nghệ cũng nh trình độ quản lý còn nhiều hạn chế nên công tác kiểm tra chất lợng hàng hóa cha đợc thực hiện tốt, cha

ngăn cản đợc hàng kém chất lợng thâm nhập thị trờng trong nớc, gây ra những tác hại nhất định đến sức khỏe con ngời và môi trờng.

Có thể thấy Việt Nam cha hề sử dụng hàng rào kỹ thuật nh một công cụ hạn chế nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nớc.

4.2 Kiểm dịch động vật và thực vật:

Kiểm dịch động vật và thực vật có thể đợc sử dụng nh một hàng rào kỹ thuật hợp pháp để ngăn cản nhập khẩu nông sản. Việt Nam đã có những qui định pháp lý khá chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế về lĩnh vực này nh- ng việc thực thi còn kém hiệu quả. Do đó cha sử dụng tốt đợc các biện pháp kiểm dịch để bảo vệ sức khỏe con ngời, động thực vật cũng nh tạo ra hàng rào bảo hộ sản xuất trong nớc.

4.3 Yêu cầu về ghi nhãn và đóng gói hàng hóa.

Đây là một NTM khá quan trọng trong việc bảo hộ sản xuất trong nớc. Trên thế giới, đặc biệt là các nớc phát triển, biện pháp này đợc áp dụng nh một công cụ bảo hộ hữu hiệu và đợc quy định chi tiết bằng hệ thống văn bản pháp luật.

Đối với Việt Nam, biện pháp này còn rất mới mẻ. Trình độ về tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam còn cha bắt kịp với yêu cầu chung của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, lại phải cạnh tranh gay gắt với nớc ngoài. Trớc năm 1999, Việt Nam hầu nh cha có quy định chi tiết về vận dụng biện pháp này nh một công cụ bảo hộ sản xuất trong nớc.

Tuy nhiên, ngày 30/8/1999, Quy chế ghi nhãn hàng hóa đã đợc ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg cùng ngày của Thủ tớng Chính phủ. Kể từ ngày 1/3/2000, các loại hàng sản xuất tại nớc ngoài đợc nhập khẩu vào thị trờng Việt Nam đều phải ghi nhãn hàng hóa theo Quy chế ghi nhãn hàng hóa ban hành theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg.

Hàng hóa nhập khẩu phải tuân thủ qui định về ghi nhãn nh sau: Ghi trên phần nhãn nguyên gốc các thông tin thuộc nội dung bắt buộc (tên hàng hóa; tên và địa chỉ của thơng nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; định lợng của hàng

hóa; thành phần cấu tạo; chỉ tiêu chất lợng chủ yếu; ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản; hớng dẫn bảo quản, hớng dẫn sử dụng; xuất xứ của hàng hóa) bằng tiếng Việt Nam hoặc làm nhãn phụ ghi những thông tin thuộc nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt Nam đính kèm theo nhãn nguyên gốc của hàng hóa đó trớc khi đa ra bán ở thị trờng Việt Nam. Qui định về ghi nhãn đối với hàng hóa nhập khẩu có thể tạo ra hàng rào phi thuế quan.

Một phần của tài liệu Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010 (Trang 52 - 54)