Đất thuỷ thành:

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Nghệ An đến năm 2010 (Trang 41 - 42)

Đất thuỷ thành có 247.774 ha, chiếm gần 16% diện tích thổ nhỡng toàn tỉnh. Đất này phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng ven biển và bao gồm 5 nhóm đất: nhóm đất cát; đất phù sa, dốc tụ; đất mặn; đất phèn mặn; đất bạc màu và biến đổi do trồng lúa.

Chiếm vị trí quan trọng trong số này có 189.000 ha đất phù sa và nhóm đất cát. Đây là hai nhóm đất có ý nghĩa lớn đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

-Đất cát biển: 21.428 ha (tập trung ở vùng ven biển), đất có thành phần cơ giới thô, kết cấu rời rạc, dung tích hấp thụ thấp. Các chất dinh dỡng nh mùn, đạm lân đều nghèo, kali tổng số cao, nhng kali dễ tiêu nghèo. Đây là loại đất thích hợp cho trồng hoa màu, cây nông nghiệp ngắn ngày nh rau, khoai, lạc, đỗ, dâu tằm, cây ăn quả khi sử dụng cần hết sức chú ý phát triển cây họ đậu, triệt… để áp dụng phơng thức xen canh, gối vụ.

-Đất phù sa thích hợp với canh tác cây lúa nớc và màu nh: đất phù sa đợc bồi hàng năm, đất phù sa không đợc bồi, đất phù sa lầy úng, đất phù sa cũ có sản phẩm Feralit. Nhóm này có diện tích khoảng 163.202 ha, trong đó đất phù sa không đợc bồi hàng năm chiếm khoảng 60%. Nhìn chung so với đất phù sa sông Hồng và phù sa sông Cửu Long thì đất phù sa Nghệ An có chất lợng kém hơn nhiều: đất thờng bị chia cắt mạnh, nghiêng dốc và lồi lõm, quá trình rửa trôi diễn ra liên tục cả bề mặt và bề sâu. Đất phù sa tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng- là địa bàn sản xuất lơng thực chính của tỉnh. Phần lớn trong nhóm đất này là diện tích trồng lúa nớc (khoảng 70.000 ha). Các dải đất, bãi bồi ven sông va đất phù sa cũ có địa hình cao thờng trồng cây hoa màu lơng thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

Ngoài hai loại đất chính trên còn có đất cồn cát ven biển, và đất bạc màu với diện tích nhỏ và có nhiều hạn chế trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Nghệ An đến năm 2010 (Trang 41 - 42)