0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Dân số, lao động, dân c nông thôn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ HTX NÔNG NGHIỆP HUYỆN HOÀI ĐỨC, TỈNH HÀ TÂY (Trang 27 -32 )

I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Huyện ảnh hởng đến hiệu quả hoạt

2. Dân số, lao động, dân c nông thôn

Dân số, lao động và dân c nông thôn đợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Dân số và lao động huyện Hoài Đức

Chỉ tiêu Số lợngNăm 2000 % Số lợngNăm 2004 %

1.Tổng nhân khẩu (ngời) 184855 200041

2. Tổng số hộ ( hộ ) 40305 100% 46371 100% - Hộ nông dân 30148 74.8% 32966 71% - Hộ khác 10157 25.2% 13405 29% 3. Tổng lao động (ngời) 114610 100% 130027 100% - Lao động NN 68766 60% 74115 57% - Lao động khác 45844 40% 55911 43%

Nguồn: Phòng thống kê huyện Hoài Đức

Mặc dù công tác kế hoạch hoá dân số và giải quyết việc làm đã đợc quan tâm. Song hiện nay số lợng lao động d thừa, thiếu việc làm khoảng 5000 – 6000 lao động, cha kể lao động nông nhàn của nông nghiệp. Vì vậy, cần mở rộng cơ hội để giải quyết việc làm cho lực lợng lao động trên.

Mật độ dân số 2033 ngời/km2, tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm 1,13%, dân số trong độ tuổi lao động là 130027 ngời ( chiếm 65%)

- Trình độ dân trí: Ngời dân cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo và chịu ảnh hởng nhiều của văn minh đô thị, bớc đầu đã có ý thức nhanh nhạy trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, chế biến chất l- ợng cao, phù hợp với cơ chế thị trờng.

- Tuy nhiên, do bình quân đất nông nghiệp của Huyện nói chung là thấp 341m2/ngời (tỉnh Hà Tây 509m2/ngời ). Lao động đang thiếu việc làm chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp. Lao động ở đây đa số là lao động theo thời vụ, kể cả lao động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Thị trờng lao động đợc hình thành trong nông nghiệp lúc thời vụ cao điểm của sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Hoài Đức có nhiều làng nghề nên khi vào thời vụ thì lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp phần lớn là thuê lao động ngoài địa bàn, có thể cả lao động tỉnh lân cận.

3. Kết cấu hạ tầng

Công tác quản lý Nhà nớc trên lĩnh vực xây dựng cơ bản đợc củng cố tăng cờng, chất lợng, mỹ thuật đợc nâng lên. Tổng giá trị xây dựng cơ bản (năm 2003) 105 tỷ đồng.

- Điện: Bộ mặt nông thôn đợc thay đổi rõ rệt 100% số thôn có điện. Ngành điện đã đầu t nâng công suất, cải tạo hệ thống lới điện huyện bằng vốn của ngành điện và vốn địa phơng giá trị khoảng 3,3 tỷ đồng. Sản lợng điện th- ơng phẩm 2004 đạt 85 triệu kwh.

- Giao thông: Hoài Đức có hệ thống đờng quốc lộ Láng – Hoà Lạc, quốc lộ 32 và tỉnh lộ 72, 79 chạy qua góp phần mở rộng giao lu hàng hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh đó, giao thông nông thôn đợc mở mang, ôtô có thể vào đợc tất cả các xã, các thôn trong huyện. Chất lợng giao thông đợc nâng cao. 70% đờng trục huyện đợc rải nhựa, 70-80% đờng làng đợc nâng cấp bằng gạch hoặc bê tông. Hệ thống giao thông nội đồng đợc tu bổ, một phần đã đợc giải đá cấp phối.

- Hệ thống thủy lợi: Thủy lợi nội đồng đợc kiên cố hóa. Thực hiện tốt công tác tu bổ, nạo vét kênh mơng nội đồng, đảm bảo cung cấp nớc phục vụ sản xuất. Toàn bộ hệ thống kênh chính Đan Hoài chạy qua địa bàn đợc bê tông hoá với chiều dài 14,4 km, kênh cấp 2 đã bê tông hoá 5,1 km, hệ thống kênh nội đồng đã kiên cố hoá đợc 115 km (chiếm 25% kênh tới nội đồng). Vì vậy, về cơ bản đảm bảo cho việc tới.

- Ngành bu chính viễn thông đầu t mở rộng cáp ngoại vi gần 100 km (năm 2003). Tổng số máy thuê bao toàn huyện 9700 máy. Trung bình 4,85 máy/100 dân.

- Công tác y tế cơ sở đợc tăng cờng. Huyện có 1 bệnh viện trung tâm, 21 trạm y tế cơ sở. 100% số trạm y tế có bác sĩ và 100% số trạm có y sĩ sản nhi và nữ hộ sinh.

4. Tình hình phát triển kinh tế

Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) năm 2003 là 1284 tỷ.

Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 30%, công nghiệp 38%, dịch vụ 32%. Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp thì trồng trọt chiếm 50,8%, chăn nuôi 49,2%. Tổng diện tích gieo trồng 13.882 ha.

- Về sản xuất nông nghiệp ( 2004):

Giá trị sản xuất ớc tính: 27,3 triệu đồng Tổng sản lợng lơng thực: 49.674 tấn Tổng diện tích gieo trồng: 12.774 ha

Chăn nuôi: Tổng dàn trâu bò: 5.513 con, tổng đàn lơn: 127.682 con, tổng đàn gia cầm: 364.100 con.

- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Giá trị công nghiệp tiểu thủ công nghiệp năm 2004 (theo giá cố định 1994) 512 tỷ đồng. Tổng số doanh nghiệp t nhân trên địa bàn là 145 doanh nghiệp.

- Thơng mại dịch vụ trong huyện cũng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng 33%. Giá trị sản xuất thơng mại dịch vụ năm 2004 là 476 tỷ đồng.

Bảng 3: Tốc độ tăng trởng kinh tế huyện Hoài Đức. Đơn vị: tỷ đồng. Năm Tốc độ tăng 2001 2002 2003 2004 02/01 03/02 04/03 Tổng GTSX 879 1133 1284 1393 1.29 1.13 1.08 - GTSXNN 277 315 385 405 1.14 1.22 1.05 - GTSXCN 342 455 488 512 1.33 1.07 1.05 - GTSXTM-DV 260 360 411 476 1.38 1.14 1.16

Nguồn: Phòng thống kê huyện Hoài Đức.

5. Vấn đề quan hệ sản xuất trong nông nghiệp

- Kinh tế hộ: sau khi thực hiện giao ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân, các hộ đã vơn lên tự chủ trong sản xuất. Toàn huyện đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho 32.966 hộ. Trong điều kiện chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung, sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất

với sự biến động thờng xuyên của các yếu tố đầu vào cũng nh đầu ra của quá trình sản xuất.

Xu thế phát triển kinh tế hộ hiện nay là từng bớc chuyển sang sản xuất hàng hóa nhng vẫn ở quy mô nhỏ, với sản phẩm nông nghiệp đa dạng hơn. Từng hộ nông dân đã tự chủ trong sản xuất nông nghiệp nhng không thể tự chủ một cách độc lập hoàn toàn mà vẫn cần tới vai trò của HTX nông nghiệp ở các lĩnh vực, các khâu mà hộ không thể làm đợc hoặc làm nhng kém hiệu quả nh : thủy nông, bảo vệ đồng ruộng, giống mới, tiến bộ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm.

- Kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hoài Đức hiện nay cũng đang phát triển mạnh, chủ yếu là từ kinh tế hộ làm ăn giỏi phát triển lên. Những năm trở lại đây, các trang trại đã thu hút đợc một nguồn vốn lớn nhàn dỗi trong nhân dân, tận dụng đợc những quỹ đất trồng lúa, màu kém hiệu quả, các trang trại đã tạo thêm nhiều công ăn, việc làm cho lao động nông thôn, tạo thêm nhiều phúc lợi cho xã hội. Năm 2004 toàn huyện có 19 trang trại, trong đó: 1 trang trại trồng trọt, 18 trang trại chăn nuôi kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, 1 trang trại thuỷ sản và 1 trang trại kinh doanh tổng hợp. Tuy nhiên, các trang trại này muốn phát triển vẫn cần sự hỗ trợ dịch vụ của HTX nông nghiệp trên địa bàn.

* Đánh giá chung

- Thuận lợi

+ Hoài Đức có vị trí địa lý gần thủ đô Hà Nội, thị xã Hà Đông, thị xã Sơn Tây, khu du lịch Ba Vì, khu công nghiệp cao Láng Hoà Lạc, nằm giáp vùng tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Đây là vị trí thuận lợi cho việc giao lu, tiêu thụ sản phẩm và nông sản hàng hóa, thúc đẩy sản xuất của Huyện phát triển. Ngoài ra, vị trí địa lý này cũng tạo điều kiện thuận lợi để thơng mại, dịch vụ phát triển và tiếp thu nhanh khoa học, kỹ thuật công nghệ mới với vào sản xuất, nâng cao chất lợng sản phẩm.

+ Thời tiết khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ là điều kiện tốt để sản xuất nông nghiệp phát triển.

+ Trình độ dân trí khá cao, nguồn lao động dồi dào, có tay nghề, cần cù, năng động trong cơ chế thị trờng, có năng lực tiếp thu công nghệ mới, có thể thích ứng với nhiều ngành nghề. Nhiều xã đã có các mô hình thâm canh đạt hiệu quả kinh tế cao trên 50 triệu đồng/ha/năm.

+ Cơ sở hạ tầng tơng tơng đối phát triển tạo điều kiện phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển sản xuất hàng hóa.

+ Là huyện có nhiều cơ quan khoa học kỹ thuật đóng trên địa bàn nh: viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, xí nghiệp thuốc thú y trung ơng. Đây là những cơ hội tốt cho việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

+ Ngời dân yên tâm với đờng lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nớc, thuận lợi cho kinh tế hợp tác xã phát triển.

+ Kinh tế huyện phát triển khá, các ngành nông nghiệp, công nghiệp, th- ơng mại - dịch vụ đều có tăng trởng và chuyển dịch theo hớng tích cực: giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thơng mại - dịch vụ.

- Khó khăn

+ Còn thiếu sự quan tâm đồng bộ của các ngành, cơ quan chức năng tới sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của HTX nông nghiệp.

+ Điều kiện tự nhiên khô hạn, ma gió sâu bệnh, ảnh hởng đến thu nhập xã viên. Các xã viên HTX chủ yếu là kinh tế hộ quy mô nhỏ, huy động vốn góp cổ phần HTX nông nghiệp khó, hoạt động kinh doanh dịch vụ gặp nhiều khó khăn...

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tuy đã đợc nâng cấp sửa chữa nhng vẫn chủ yếu là các công trình đã xây dựng từ nhiều năm trớc nên chất lợng không cao, dễ h hỏng, kinh phí đầu t, nâng cấp tốn kém.

+ Nguồn lao động dồi dào song lao động cha qua đào tạo vẫn còn nhiều, cha đáp ứng đợc với yêu cầu công nghiệp hoá- hiện đại hoá.

+ Quá trình chuyển dịch tuy theo hớng tích cực nhng còn chậm, sản phẩm hàng hóa cha nhiều, tiêu thụ bấp bênh và ít mang tính cạnh tranh.

II. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ các hợp tác xã nông nghiệp huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ HTX NÔNG NGHIỆP HUYỆN HOÀI ĐỨC, TỈNH HÀ TÂY (Trang 27 -32 )

×