Chủ trương chính sách của Nhà nước ta về Xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tại Trung tâm xuất nhập khẩu Coma - Imex.doc (Trang 48 - 56)

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM XUẤT KHẨU

LAO ĐỘNG COMA-IMEX.

3.1. Xuất khẩu lao động trong quá trình hội nhập Kinh tế quốc tế.

Xuất khẩu lao động, xét về mặt kinh tế là một loại hình dịch vụ cung cấp loại hàng hóa đặc biệt (sức lao động). Nó chứa đựng đầy đủ tính chất, yêu cầu của loại hàng hóa đặc biệt, đó là hoạt động của con người, tổng hòa về các mối quan hệ xã hội. Giá cả của sức lao động này phụ thuộc vào chất lượng của lao động, trước hết là các yếu tố về trình độ chuyên môn, tay nghề được đào tạo, mức độ giao tiếp về ngôn ngữ, văn hóa, phẩm chất cá nhân... Giá cả của sức lao động phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nước nhập khẩu lao động.

Về khía cạnh chính trị, Xuất khẩu lao động là quá trình hợp tác góp phần hỗ trợ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của nước nhập khẩu lao động. Khác với các loại hình hàng hóa khác, đối với người đi Xuất khẩu lao động ngoài yếu tố cơ bản về phẩm chất cá nhân, trình độ chuyên môn thì trình độ văn hóa, ngoại ngữ, khả năng hòa đồng hết sức quan trọng để đảm bảo phát huy các thế mạnh đó, thực sự tôn trọng luật pháp, hòa hợp tốt với cộng đồng cư dân nước sở tại. Điều đó sẽ đảm bảo cho vị trí cá nhân được khẳng định, được quý mến, góp phần nâng cao uy tín, vị thế quốc gia, góp phần củng cố, tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết thân thiện, cộng đồng quốc tế giữa hai nước.

3.1.1. Chủ trương chính sách của Nhà nước ta về Xuất khẩu lao động. động.

Chủ trương của Nhà nước ta về Xuất khẩu lao động và chuyên gia:

- Cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính thì xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong

thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa; là một bộ phận của hợp tác quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước.

- Xuất khẩu lao động và chuyên gia phải được mở rộng và đa dạng hoá hình thức, thị trường xuất khẩu lao động, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu của nước ngoài về số lượng, trình độ và ngành nghề. Xuất khẩu lao động và chuyên gia một mặt phải đảm bảo sức cạnh tranh trên cơ sở tăng cường đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật và chuyên gia, nâng dần tỷ trọng lao động xuất khẩu có chất lượng cao trong tổng số lao động xuất khẩu và nâng cao trình độ quản lý của các đơn vị xuất khẩu lao động; mặt khác phải chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật của nước ta và nước mà người lao động sống và làm việc.

- Phát triển và khuyến khích đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục ý thức pháp luật, làm rõ quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp và người lao động về thực hiện hợp đồng, tôn trọng phong tục tập quán, văn hoá, hoà nhập với thị trường lao động quốc tế.

Theo Nghị Định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2003 của Chính Phủ (tại điều 8, chương II), các doanh nghiệp được xem xét cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động bao gồm:

- Doanh nghiệp Nhà nước;

- Công ty cổ phần mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối;

- Doanh nghiệp thuộc cơ quan Trung ương các tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt

Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

- Các doanh nghiệp khác do Thủ tướng Chính Phủ xem xét và quyết định.

Theo điều 10 tại Nghị Định này, các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động khi có đủ các điều kiện sau:

- Có đề án hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

- Có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên;

- Có trụ sở làm việc ổn định, có cơ sở đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Có ít nhất 7 cán bộ chuyên trách có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, pháp luật và ngoại ngữ. Đội ngũ cán bộ chuyên trách này phải có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên trong hoạt động xuất khẩu lao động;

- Ký quỹ 500 triệu đồng tại Ngân hàng.

Theo khoản 3 và khoản 4 tại Điều 14 Nghị Định số 81/2003/NĐ-CP, quy định về tuyển chọn lao động như sau:

- Doanh nghiệp trực tiếp tuyển chọn những người lao động phù hợp với yêu cầu của bên sử dụng lao động, không được uỷ quyền qua trung gian, môi giới; không được thu phí tuyển chọn của người lao động.

- Việc tuyển chọn lao động chỉ được tiến hành khi hợp đồng đã đăng ký theo quy định.

- Doanh nghiệp xuất trình giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động Doanh nghiệp xuất trình giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động, kế

hoạch và phương thức tuyển chọn với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc đơn vị có nguồn lao động cung cấp; phối hợp với chính quyền cấp huyện và xã, hoặc các cơ sở đào tạo, cơ sở sản xuất khác (đối với lao động có tay nghề) để tuyển chọn người lao động có đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, gia đình chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước.

- Trước khi tuyển chọn, doanh nghiệp thông báo công khai tại trụ sở doanh nghiệp và địa bàn tuyển chọn các yêu cầu về số lượng lao động cần tuyển; giới tính, độ tuổi, công việc mà người lao động sẽ đảm nhiệm, nơi làm việc và thời hạn hợp đồng; điều kiện làm việc và sinh hoạt; tiền lương, tiền công; các khoản chi phí phải nộp trước khi đi; các khoản phải trích nộp từ tiền lương trong thời gian làm việc ở nước ngoài; quyền lợi và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp dành ít nhất 10% số lượng lao động theo hợp đồng đã ký để tuyển chọn những người đủ tiêu chuẩn thuộc diện chính sách những người có công, bộ đội, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện tham gia các công trình, dự án ở những nơi khó khăn (biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa) đã hoàn thành nghĩa vụ và người lao động thuộc diện hộ nghèo. Chính quyền cơ sở nơi tuyển chọn giới thiệu cho doanh nghiệp danh sách những lao động thuộc diện nêu trên để doanh nghiệp tuyển chọn.

- Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động dự tuyển, doanh nghiệp phải thông báo công khai kết quả tuyển chọn. - Doanh nghiệp thông báo thời hạn đào tạo – giáo dục định hướng,

thời gian dự kiến đưa đi cho người lao động đã trúng tuyển. Nếu sau 6 tháng kể từ ngày trúng tuyển, doanh nghiệp chưa đưa được người

lao động đi làm việc ở nước ngoài, thì thông báo rõ lý do cho người lao động và chính quyền cơ sở hoặc đơn vị nơi cung cấp nguồn lao động biết; nếu người lao động không có nhu cầu đi nữa hoặc doanh nghiệp không thể sắp xếp cho người lao động đi theo nguyện vọng đã đăng ký thì hoàn trả hồ sơ (hộ chiếu, giấy chứng nhận sức khoẻ...) cho người lao động và thanh toán các khoản tiền mà người lao động đã nộp cho doanh nghiệp theo hướng dẫn của Liên bộ Tài chính – Lao động – Thương binh và Xã hội.

Theo Nghị Định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2003 của Chính Phủ (tại điều 18 chương III), quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động.

- Được cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động; các thông tin về tiêu chuẩn và điều kiện tuyển dụng, thời hạn hợp đồng, loại công việc sẽ làm và nơi làm việc, điều kiện sinh hoạt, tiền lương, tiền làm thêm giờ, phụ cấp khác (nếu có), chế độ bảo hiểm và những thông tin cần thiết khác theo hợp đồng cung ứng lao động;

- Được đào tạo – giáo dục định hướng và cấp chứng chỉ; đóng học phí theo quy định của pháp luật;

- Ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp xuất khẩu lao động, ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động nước ngoài; thực hiện đúng các hợp đồng đã ký và nội quy nơi làm việc, nơi ở. Không được tự ý bỏ hợp đồng hoặc tổ chức, lôi kéo người khác bỏ hợp đồng lao động;

- Được bảo đảm các quyền lợi trong hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại. Được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ về lãnh sự, tư pháp.

- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại, tôn trọng phong tục tập quán và có quan hệ tốt với nhân dân nước sở tại. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về quản lý công dân Việt Nam ở nước ngoài;

- Nộp phí dịch vụ xuất khẩu lao động cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động: không quá 1 tháng lương theo hợp đồng cho 1 năm làm việc. Riêng đối với sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển không quá 1,5 tháng lương theo hợp đồng cho 1 năm làm việc.

- Nộp tiền đặt cọc (nếu có) và thực hiện thoả thuận ký quỹ hoặc bảo lãnh cho doanh nghiệp Xuất khẩu lao động để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài;

- Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài sở tại;

- Tham gia chế độ Bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;

- Được chuyển về nước thu nhập bằng ngoại tệ và thiết bị, nguyên liệu theo quy định của pháp luật Việt Nam;Khiếu nại, Tham gia chế độ Bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật;

- Tố cáo, khởi kiện với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm của doanh nghiệp Xuất khẩu lao động ; khiếu nại với các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại về những vi phạm của người sử dụng lao động;

- Bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp Xuất khẩu lao động và bị xử lý do vi phạm hợp đồng theo quy định pháp luật;

- Được bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp Xuất khẩu lao động vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu phát triển thị trường, xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch về Xuất khẩu lao động và chỉ đạo thực hiện;

- Nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, cơ chế xuất khẩu lao động trình Chính phủ ban hành theo thẩm quyền; hướng dẫn và tổ chức thực hiện;

- Đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế về việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo uỷ quyền;

- Quy định hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; danh mục các nghề và công việc cấm, các khu vực cấm lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;

- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn lao động xuất khẩu; quy định chương trình đào tạo – giáo dục định hướng và ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; bồi dưỡng cán bộ doanh nghiệp Xuất khẩu lao động, cán bộ quản lý lao động ở nước ngoài;

- Cấp giấy phép theo quy định, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoạt động Xuất khẩu lao động theo quy định; đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động Xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật;

- Tiếp nhận đăng ký hợp đồng và quản lý hợp đồng của các doanh nghiệp; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra, kiểm tra các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có liên quan đến việc thực hiện đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

- Phối hợp với các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc chính phủ, Cơ quan Trung ương và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc quản lý người Việt Nam làm

việc ở nước ngoài; phối hợp với Bộ ngoại giao và Bộ nội vụ tổ chức ban quản lý lao động thuộc cơ quan Đại diện Việt Nam ở những nước và khu vực có nhiều lao động Việt Nam phù hợp với pháp lệnh về cơ quan đại diện nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

- Hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

3.1.2. Định hướng Xuất khẩu lao động trong thời gian tới của Coma- Imex.

Tiếp tục ổn định mở rộng các thị trường truyền thống như Đài Loan, Malayxia, các nước Trung Đông, tăng cường hợp tác với Nhật Bản, phát triển thị trường các nước: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Singapore...

Tổ chức tốt việc dạy tiếng Nhật và giáo dục định hướng cho tu nghiệp sinh trước khi đi, nâng cao chất lượng, bồi dưỡng tư cách đạo đức và mục đích của tu nghiệp sinh. Cử đại diện qua Nhật Bản để cùng quản lý và hỗ trợ tu nghiệp sinh. Tổ chức áp dụng mô hình quản lý nhóm hoặc các đội tu nghiệp sinh, mỗi nhóm khoảng 10 – 15 người, đứng đầu nhóm là một nhóm trưởng vừa là tu nghiệp sinh đồng thời là người quản lý trực tiếp các tu nghiệp sinh trong nhóm. Phụ cấp thêm cho nhóm trưởng để họ nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình. Xem xét và giảm chi phí của tu nghiệp sinh trước khi đi, công khai mọi chi phí, loại bỏ các khoản thu bất hợp lý, giảm tối đa gánh nặng kinh tế cho tu nghiệp sinh để họ an tâm học tập và trau dồi tay nghề, tạo niềm tin và sự kính trọng của tu nghiệp sinh đối với Trung tâm.

Mục tiêu của Coma-Imex năm 2008 là nâng tổng số lao động xuất khẩu lên tới 1400 lao động. Tích cực đưa lao động chất lượng cao vào các thị trường cao cấp như: Nhật Bản, Hàn Quốc... Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu, tăng uy tín và tạo thương hiệu cho Trung tâm.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tại Trung tâm xuất nhập khẩu Coma - Imex.doc (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w