Cần có những biện pháp hữu hiệu để quản lý lao độn gở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tại Trung tâm xuất nhập khẩu Coma - Imex.doc (Trang 58 - 61)

thường không lớn. Trong thời gian tới để tăng nhanh số lượng lao động xuất khẩu, Coma-Imex có thể nghiên cứu và áp dụng thêm các hình thức Xuất khẩu lao động : cung ứng lao động cho các nhà sử dụng lao động quốc tế một cách “đồng bộ” . Chẳng hạn trong một đoàn lao động có cả lao động chất xám như kỹ sư, đốc công, công nhân lành nghề, biết vận hành các trang thiết bị hiện đại, và cả lao động phổ thông. Một hình thức ký kết hợp đồng lao động nữa là “đấu thầu công trình” – đây là một loại hình mới, phức tạp và đòi hỏi nhiều vốn, máy móc trang thiết bị hiện đại, trình độ tay nghề người lao động cao.

Để thực hiện được điều này, Coma-Imex cần phải chủ động liên kết và hợp tác với những doanh nghiệp trong và ngoài nước để làm thí điểm từ những công trình nhỏ, nhằm đúc kết kinh nghiệm và tiến tới những công trình mới. Việc phát triển Xuất khẩu lao động theo loại hình này sẽ khắc phục được tình trạng thụ động trong việc hợp tác và ký kết hợp đồng với đối tác, đồng thời tạo được thế chủ động cho mình. Đây không phải là việc dễ làm nó đòi hỏi các cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo của Coma-Imex phải có tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chấp nhận mạo hiểm, tự tin và phát huy thế mạnh của mình để đạt được mục tiêu của mình.

3.2.3. Cần có những biện pháp hữu hiệu để quản lý lao động ở nước ngoài. ngoài.

Lao động bỏ trốn ra ngoài làm ăn và cư trú bất hợp pháp đang là một vấn đề rất bức xúc làm ảnh hưởng đến thị phần lao động của Việt Nam ở một số nước. Tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan ở mức rất cao so với lao động của các nước Trung Quốc, Philipines, Indonexia, Thái Lan... Thực tế đó nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên các thị trường mới và thị trường truyền thống.

Nguyên nhân của tình trạng này là:

- Cơ chế, chính sách của Việt Nam về vấn đề chống bỏ trốn chưa được quy định đầy đủ, đặc biệt là hệ thống chế tài xử lý vi phạm của doanh nghiệp, của người lao động thiếu tính đồng bộ, chưa đủ mạnh để giáo dục, răn đe và phòng ngừa

- Doanh nghiệp Xuất khẩu lao động chưa thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về Xuất khẩu lao động. Đã có nhiều doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép và đình chỉ hoạt động Xuất khẩu lao động.

- Người lao động ra nước ngoài làm việc chỉ đơn thuần nghĩ đến lợi ích kinh tế trước mắt của bản thân, không có ý thức về lợi ích của tập thể, của đất nước và thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành kỷ luật lao động.

- Đa phần lao động xuất khẩu có xuất thân từ nông dân không quen với tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chặt chẽ... với suy nghĩ làm giàu nhanh, nhận thức về pháp luật và những hậu quả của việc bỏ trốn còn hạn chế. Nguyên nhân sâu xa là doanh nghiệp chỉ chú ý đến việc tăng nhanh số lượng lao động đưa đi.

- Lợi ích kinh tế thu được mà chưa thực sự coi trọng công tác giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh, họ chỉ làm lấy lệ nhằm qua mắt các cơ quan quản lý.

Để giải quyết tình trạng này, Coma-Imex đã có một số giải pháp sau nhằm nâng cao uy tín của mình trên thị trường Xuất khẩu lao động :

- Đối với lao động chuẩn bị sang nước ngoài làm việc, Coma-Imex cần ràng buộc trách nhiệm vật chất của người lao động bằng cách: yêu cầu họ đặt cọc một số tiền hoặc thế chấp tài sản có giá trị tương đương với số tiền mà Coma-Imex phải đền bù nếu họ bỏ trốn.

- Đối với lao động bỏ trốn: Coma-Imex cần phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan chức năng của nước sử dụng lao động, thống nhất ấn định một thời hạn để người lao động bỏ trốn ra trình diện. Trên cơ sở đó, có biện pháp giáo dục và tiếp nhận họ trở lại làm việc, nếu họ không trình diện thì cần có biện pháp xử lý cứng rắn bằng cách trục xuất về nước để cải tạo, giáo dục, làm bài học răn đe cho các trường hợp khác.

- Về hợp đồng lao động: Coma-Imex phải cụ thể hóa, chi tiết về trách nhiệm của người lao động trước pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng.

- Đối với những thị trường có từ 100 lao động trở lên, Coma-Imex đã xây dựng văn phòng đại diện nhằm quản lý tốt người lao động làm việc ở nước ngoài. Đối với những thị trường mà số lao động do Coma-Imex đưa đi chỉ dưới 100 người, Coma-Imex đã phối hợp với những doanh nghiệp khác thành lập chung văn phòng đại diện, có trách nhiệm quan tâm quản lý đến lao động của mình, không để xảy ra tệ nạn làm ảnh hưởng đến thị trường lao động chung. Cử cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và thông báo địa chỉ văn phòng đại diện (nếu có); họ tên, địa chỉ, số điện thoại của cán bộ quản lý cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại, Cục Quản lý lao động ngoài nước.

- Quản lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài. Những vấn đề về lao động vượt quá thẩm quyền thì doanh nghiệp báo cáo bằng văn bản với cơ quan quản lý doanh nghiệp; đồng thời gửi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại, cục quản lý lao động ngoài nước.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tại Trung tâm xuất nhập khẩu Coma - Imex.doc (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w