Cải tiến công tác quản lý lao độn gở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tại Trung tâm xuất nhập khẩu Coma - Imex.doc (Trang 68 - 69)

Để có thể quản lý người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, các doanh nghiệp hoạt động Xuất khẩu lao động đã trực tiếp cử đại diện của mình ra nước ngoài để theo dõi việc thực hiện hợp đồng, giải quyết tranh chấp trong phạm vi xí nghiệp. Tuy nhiên có rất nhiều vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động, trong quản lý, cần sự phối hợp với các cơ quan và chính phủ của nước sở tại. Khi đó, đại diện của các doanh nghiệp Xuất khẩu lao động không có đủ tư cách pháp nhân để giải quyết nên chưa bảo vệ được quyền lợi của người lao động. Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc tổ chức lao động Quốc tê (ILO), thì các tổ chức này vừa tốn kém cho các doanh nghiệp, vừa không đạt hiệu quả cao. Vì doanh nghiệp nào cũng phải có cán bộ quản lý trực tiếp nhưng họ lại không phối hợp được ngoài nước. Hạn chế nhất là không có được tiếng nói với Chính phủ nước sử dụng lao động mỗi khi phát sinh những vấn đề lớn.

Thực tế trên cho thấy nước ta cần sớm hình thành hệ thống Tùy viên lao động (hoặc bộ phận quản lý lao động) ở những nước có số lượng lớn lao động Việt Nam làm việc. Hoặc những khu vực có khả năng tiếp nhận lao động của ta với số lượng lớn trong thời gian tới để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, phát triển thị trường lao động, nắm bắt tình hình, nghiên cứu các hệ thống chính sách, pháp luật của nước sở tại. Kịp thời giải quyết các tranh chấp nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và các tổ chức kinh tế Việt Nam. Các nước có truyền thống Xuất khẩu lao động xung quanh ta có rất nhiều kinh nghiệm tốt; muốn đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu lao động ta cần

phải nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các nước đó, và rút ra bài học cần thiết cho công tác tổ chức quản lý lĩnh vực hoạt động này.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tại Trung tâm xuất nhập khẩu Coma - Imex.doc (Trang 68 - 69)