Xuất khẩu lao động lâu dài.
Trong kế hoạch đào tạo ở các cơ sở dạy nghề ở Việt Nam, lâu nay mới chỉ phục vụ nhu cầu sử dụng ở trong nước mà chưa tính đến nhu cầu Xuất khẩu lao động. Mặt khác chất lượng đào tạo tại các trường dạy nghề và các cơ sở sản xuất còn rất thấp. Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho thực tập còn thiếu thốn, lạc hậu về công nghệ. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng chưa quan tâm đúng mức đến công tác hướng dẫn, kiểm tra chỉ đạo thống nhất việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của các doanh nghiệp hoạt động Xuất khẩu lao động. Trong khi đó nhiều nước trong khu vực đã có bề dày kinh nghiệm về Xuất khẩu lao động như Philipin, Inđônêxia, Thái Lan... đã sớm nắm bắt được nhu cầu thị trường và Chính phủ các nước này đã quan tâm đầu tư đào tạo nguồn lao động xuất khẩu. Và họ đã có một lực lượng lao động xuất khẩu dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Việt Nam chúng ta có thể học tập kinh
nghiệm từ những nước này để có thể chuẩn bị được một lực lượng lao động có chất lượng cao, phục vụ cho hoạt động Xuất khẩu lao động.
Sau đây là một số kiến nghị về vấn đề này:
- Về tổ chức quản lý: Nhà nước ta cần ban hành quy chế tổ chức quản lý hệ thống các trường và trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Quy định các tiêu chuẩn, điều kiện và thủ tục thành lập trường, trung tâm thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các trung tâm thuộc doanh nghiệp Xuất khẩu lao động. Trên cơ sở đó, tổ chức các cơ sở đào tạo gồm các trường và trung tâm chuyên đào tạo, bồi dưỡng và huấn luyện đội ngũ lao động dưới sự, đặt dưới sự quản lý thống nhất về chuyên môn của Bộ Lao động Thương binh và xã hội.
- Về nội dung chương trình đào tạo: cần ban hành văn bản có quy định nội dung chương trình đào tạo và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo. Bắt buộc mọi trường và trung tâm phải thống nhất thực hiện. Thông qua đó có thể theo dõi, quản lý các khóa đào tạo, huấn luyện tập trung và rèn luyện cho người lao động về ý thức tổ chức kỷ luật, đồng thời làm quen với tác phong công nghiệp.
Bộ Lao động thương binh và xã hội cần biên soạn và ban hành các loại giáo trình học ngoại ngữ có tính chất đặc thù: tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Trung.... Và một số tài liệu giáo dục định hướng đảm bảo phù hợp với mục đích của mỗi khóa đào tạo lao động đi từng nước cụ thể. Đối với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường và trung tâm, xuất phát từ sự cần thiết và vai trò quan trọng của các khóa đào tạo, huấn luyện lao động trước khi đi, Nhà nước, Bộ Lao động Thương binh và xã hội... cần tận dụng mọi nguồn tài chính có thể huy động được: kinh phí sự nghiệp, kinh phí của công ty, của Bộ chủ quản, nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong chương trình phát triển nguồn nhân lực tạo việc làm cho người lao động. Để
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, phục vụ cho việc dạy học của các trường, trung tâm, nhằm đảm bảo cho các trường có đủ năng lực đào tạo, bồi dưỡng Xuất khẩu lao động trong những năm tới.