Bổ sung và hoàn thiện các chủ trương chính sách về Xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tại Trung tâm xuất nhập khẩu Coma - Imex.doc (Trang 61 - 63)

gian làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài. Những vấn đề về lao động vượt quá thẩm quyền thì doanh nghiệp báo cáo bằng văn bản với cơ quan quản lý doanh nghiệp; đồng thời gửi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại, cục quản lý lao động ngoài nước.

3.2. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động Xuất khẩu lao động ở Việt Nam. Việt Nam.

Với hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn và tính chất phức tạp vốn có, hoạt động Xuất khẩu lao động cần được quan tâm đúng mức và kịp thời của Nhà nước. Sau hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực này, Nhà nước ta đã có một hệ thống những chủ trương và chính sách về Xuất khẩu lao động, tuy chưa hoàn thiện nhưng hệ thống chủ trương chính sách này đã giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hoạt động hơn và giúp cho Nhà nước dễ dàng quản lý các doanh nghiệp hoạt động Xuất khẩu lao động. Để khắc phục những tồn tại và khó khăn nảy sinh, giúp doanh nghiệp chuyên doanh Xuất khẩu lao động phát triển nhanh, hiệu quả và đúng hướng, Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và có những chủ trương chính sách thiết thực hơn nữa. Sau đây là một số kiến nghị:

3.3.1. Bổ sung và hoàn thiện các chủ trương chính sách về Xuất khẩu lao động. lao động.

3.3.1.1. Chính sách tài chính:

Hiện nay, các doanh nghiệp Xuất khẩu lao động vẫn đang phải chịu mức thuế doanh thu và thuế lợi tức của loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ với mức cao. Với mức thuế như vậy thì chưa thể khuyến khích được các doanh nghiệp tập trung đầu tư vào lĩnh vực này. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đưa người lao động sang làm việc vào các thị trường bình dân. Do đó cần xem xét lại chính sách thuế cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Việc nghiên cứu nhằm nâng mức phí dịch vụ Xuất khẩu lao động thu của người lao động lên mức cao hơn (hiện nay là 12%), tạo điều kiện cho doanh nghiệp khả năng tài chính cho quỹ phát triển sản xuất, đẩy mạnh tái đầu tư và mở rộng quy mô Xuất khẩu lao động.

3.3.1.2. Chính sách Bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội là chế độ phục vụ lợi ích của người lao động, đây là vấn đề khá nhạy cảm đối với người lao động. Tuy nhiên hệ thống chính sách bảo hiểm cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn khá phức tạp, nội dung của chính sách bảo hiểm như sau:

- Người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở trong nước hoặc đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội nhưng đã được giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của Chính phủ.

- Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở trong nước mà chưa được giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần thì được thực hiện như sau: nếu người lao động muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thì đóng thông qua doanh nghiệp đưa đi, đối với người lao động làm việc theo hợp đồng cá nhân thì đóng tại nơi đã tham gia bảo hiểm xã hội trước khi đi; trường hợp không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thì được giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội là hoạt động là cần thiết và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Chính vì vậy để khuyến khích người lao động tham gia thì Nhà nước cần sớm sửa đổi những thủ tục phiền phức cho các bên tham gia bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tại Trung tâm xuất nhập khẩu Coma - Imex.doc (Trang 61 - 63)