Chi tiêu của chính phủ

Một phần của tài liệu Bài học từ gói kích cầu – hướng đi cho việt nam đối phó với khủng hoảng (Trang 28 - 35)

A - Chi đầu tƣ, hỗ trợ doanh nghiệp

Đây là các gói kích cầu nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm tranh luận cũng chƣ các ý kiến trái chiều.

Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng: Khoảng 17.000 tỷ đồng.

Tại Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã cho phép hỗ trợ lãi suất 4% cho các tổ chức, cá nhân vay vốn lƣu động để sản xuất, kinh doanh, thời hạn vay

đƣợc hỗ trợ lãi suất với thời gian tối đa là 08 tháng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng đƣợc ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/02/2009 đến ngày 31/12/2009.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ, ngày 3/2/2009 Thống đốc NHNN đã ban hành thông tƣ số 02/2009/TT-NHNN quy định chi tiết thi hành quyết định của Thủ tƣớng cùng với đó là đối tƣợng và phạm vi áp dụng về hỗ trợ lãi suất: các tổ chức tín dụng cho vay vốn bao gồm Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài và Quỹ tín dụng Trung ƣơng gọi chung là Ngân hàng thƣơng mại (NHTM);

Theo NHNN việc triển khai thông qua cho vay vốn dự kiến sẽ có 600.000 tỷ đống vốn tín dụng cung ứng cho các doanh nghiệp và ngƣời vay có tác dụng lan toả rộng khắp cho nền kinh tế, bằng 1/2 số vốn tín dụng của cả nền kinh tế

Đồng thời, để góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi, lấy lại đà tăng trƣởng sau suy giảm kinh tế, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh. Việc hỗ trợ lãi suất đƣợc thực hiện từ ngày 01/ 4/2009 đến ngày 31/12/2011. Mức hỗ trợ lãi suất tiền vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế, nhƣng không quá 24 tháng.

Chín ngành đƣợc vay vốn bù lãi suất 4%/năm trong vòng 24 tháng là: Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp; thuỷ sản; công nghiệp khai thác mỏ; ngành công nghiệp chế biến; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nƣớc; ngành xây dựng (trừ công trình xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê, công trình xây dựng, sửa chữa mua nhà để bán); ngành thƣơng nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; hoạt động khoa học và công nghệ.

Có thể thấy những ngành này đã thể hiện mục tiêu kích cầu của chính phủ nhƣ : nông nghiệp và lâm nghiệp, thủy sản là những ngành mạnh về xuất khẩu, ngành xây dựng, vận tải, kho bãi thông tin liên lạc, hoạt động khoa học và công nghệ là những ngành hƣớng tới phát triển cơ sở hạ tầng, và những ngành còn lại hƣớng tới kích thích tiêu dùng. Chính phủ không chọn lựa những ngành, lĩnh vực mà sản xuất - kinh doanh gặp nhiều khó khăn để hỗ trợ lãi suất mà hỗ trợ lãi suất cho hầu hết các ngành và lĩnh vực. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hƣởng tiêu cực, trực tiếp đối với ngành và lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, du lịch, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Do độ mở của nền kinh tế khá cao, cho nên hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế đan xen nhau đều chịu tác động tiêu cực. Với lợi thế khai thác thị trƣờng nội địa để ngăn chặn suy giảm kinh tế, đồng thời, phải duy trì tăng trƣởng kinh tế ở mức hợp lý và bền vững, thì không chỉ hỗ trợ cho những ngành, lĩnh vực gặp nhiều khó khăn, mà cần

phải hỗ trợ cho những ngành, lĩnh vực đang có những lợi thế và hiệu quả để vực dậy nền kinh tế, tạo công ăn việc làm.

NHNN không hạ thấp điều kiện tín dụng để doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn vay, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc hạ thấp điều kiện tín dụng, cho vay đảo nợ sẽ làm cho nợ xấu tăng lên, khả năng thất thoát vốn của các ngân hàng là rất lớn, đe doạ sự an toàn và ổn định hệ thống ngân hàng. Kiên trì việc không hạ thấp điều kiện tín dụng và quy định thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất theo cơ chế thông thƣờng để đảm bảo tăng trƣởng tín dụng, đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng, từ đó đảm bảo hiệu quả sản xuất - kinh doanh, là giải pháp đúng, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế đồng thời duy trì tăng trƣởng kinh tế ở mức hợp lý và bền vững.

Ngày 17/4/2009, Thủ tƣớng đã ban hành Quyết định số 497/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tƣ phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Mức tiền vay tối đa và mức lãi suất đƣợc hỗ trợ nhƣ sau:

 Đối với các sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phƣơng tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp và máy vi tính: mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hoá (riêng đối với máy vi tính, mức tiền vay tối đa không quá 05 triệu đồng/chiếc) và đƣợc hỗ trợ 100% lãi suất vay.

 Đối với các sản phẩm vật tƣ nông nghiệp: mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hoá nhƣng không vƣợt quá 07 triệu đồng/ha và đƣợc hỗ trợ lãi suất 4%.

 Đối với vật liệu xây dựng các loại để làm nhà ở: mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hoá nhƣng không vƣợt quá 50 triệu đồng và đƣợc hỗ trợ 4% lãi suất vay. Thời hạn hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng đối với các sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phƣơng tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp và máy vi tính và 12 tháng đối với các sản phẩm vật tƣ nông nghiệp và vật liệu xây dựng các loại để làm nhà ở, áp dụng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng đƣợc ký kết, giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/5-31/12/ 2009.

Theo đó, ngƣời nông dân sẽ đƣợc vay với lãi suất 0% để có tiền mua thiết bị nông nghiệp, ngoài ra ngƣời nông dân còn đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ phân bón và đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.

Trƣớc tình hình khó khăn của nền kinh tế, Chính phủ cũng đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có thể thấy mục tiêu chính của gói hỗ trợ lãi suất này nhằm hạ giá thành sản phẩm, duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thiểu phá sản và thất nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì qua cơn nguy khó chờ sức cầu tăng và qua đó duy trì một thị trƣờng việc làm ổn định. Đối tƣợng là các doanh

nghiệp, hộ gia đình cũng nhƣ hỗ trợ cho các ngân hàng thƣơng mại khắc phục khó khăn, giữ đƣợc an toàn hoạt động kinh doanh và một đối tƣợng cụ thể là nông dân vì 2/3 dân số Việt Nam làm trong lĩnh vực nông nghiệp và nông phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong hàng xuất khẩu. Tuy nhiên chính sách này đặt ra nhiều tranh luận về mục tiêu, đối tƣợng cũng nhƣ các hệ lụy của nó : liệu có đúng với mục tiêu đề ra là kích cầu hay thực chất là kích cung, các đối tƣợng thụ hƣởng thực chất là những ai, tiến độ giải ngân, thực hiện và hiệu quả sử dụng vốn vay cũng nhƣ những hệ quả lâu dài có thể có là gì thì cần đƣợc xem xét và phân tích.

Tăng thêm dƣ nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp: Khoảng 17.000 tỷ đồng (1 tỷ USD)

Thực hiện Nghị quyết 30/2008/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nƣớc tăng thêm dƣ nợ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm mới. Tổng dƣ nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn ngoài nƣớc nhập thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh ƣớc tính khoảng 17.000 tỷ đồng (1 tỷ USD).

Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn bảo lãnh tín dụng, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh. Giao Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam hƣớng dẫn việc quản lý và sử dụng Quỹ dự phòng bảo lãnh vay vốn; cơ chế phối kết hợp giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với các NHTM trong việc bảo lãnh doanh nghiệp vay vốn và các vấn đề liên quan khác.

VDB có thể đảm bảo 100% khoản vay bằng USD hay đồng Việt Nam. Những công ty có quy mô ít hơn 500 nhân viên và vốn pháp định dƣới 20 tỷ đồng Việt Nam tƣơng đƣơng 1,1 triệu USD mới đƣợc chấp thuận tham gia vào chƣơng trình. Công ty đó không đƣợc phép có khỏan nợ ngân hàng hay nợ thuế nào quá hạn. Không giống chƣơng trình hỗ trợ lãi suất, ngân hàng VDB có toàn quyền quyết định công ty nào sẽ đƣợc nhận đảm bảo.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập tại Việt Nam. Nhóm doanh nghiệp này có vai trò rất quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc. Tuy vậy, sau khủng hoảng doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tƣợng bị tác động nặng nề nhất và gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc tiếp cận nguồn tín dụng và mặt bằng sản xuất khó, những doanh nghiệp này thƣờng là thâm dụng lao động nên nhận đƣợc sự hỗ trợ của chính phủ qua việc bảo lãnh tín dụng. Đây chính là nét nổi bật trong gói kích cầu, thể hiện rõ sự lƣu tâm của chính phủ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Số tiền bảo lãnh tín dụng 17.000 tỷ đồng chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong gói kích cầu so với các đối tƣợng khác kết hợp với gói hỗ trợ lãi suất 4% sẽ tạo nhiều điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì vậy càng đặt ra yêu cầu gắt gao cho chính phủ và các doanh nghiệp làm sao để sử dụng số tiền này một cách hiệu quả nhất.

B - Chi xây dựng cơ sở hạ tầng

Tạm hoãn thu hồi vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản ứng trƣớc: Khoảng 3.400 tỷ đồng.

Tại Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008, Chính phủ đã chỉ đạo tạm hoãn thu hồi các khoản vốn ngân sách nhà nƣớc đã ứng trƣớc kế hoạch năm 2009, trừ các khoản đã đƣợc tạm ứng năm 2009 để hoàn thành trong năm 2008.

Thủ tƣớng Chính phủ đã cho phép hoãn thu hồi khoảng 3.400 tỷ đồng vốn ngân sách đã ứng trƣớc theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2009.

Ứng trƣớc ngân sách nhà nƣớc để thực hiện một số dự án cấp bách: Khoảng 37.200 tỷ đồng. Cụ thể:

(1) Ứng trước vốn cho các dự án cấp bách, có khả năng hoàn thành trong năm 2009 và 2010: Khoảng 26.700 tỷ đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 20/02/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 237/QĐ-TTg cho phép tạm ứng 3.500 tỷ đồng cho Bộ Giao thông vận tải và 1.000 tỷ đồng cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bổ sung vốn cho các dự án cấp bách, có khả năng hoàn thành trong năm 2009 và 2010.

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc rà soát các công trình, dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2009, 2010, trình Thủ tƣớng Chính phủ cho phép ứng khoảng 22.200 tỷ đồng để triển khai thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành công trình đƣa vào sử dụng.

Mục tiêu là đẩy mạnh hoàn thành các công trình, cơ sở hạ tầng

(2) Ứng vốn hỗ trợ thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo: 1.525 tỷ đồng

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã có thông báo số 29/TB- BKH ngày 26/3/2009 ứng trƣớc 1.525 tỷ đồng từ ngân sách nhà nƣớc cho 61 huyện nghèo (mỗi huyện 25 tỷ đồng) để hỗ trợ thực hiện Chƣơng trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

(3) Ứng trước khác: khoảng 9.000 tỷ đồng

Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện các khoản ứng trƣớc để tăng kinh phí kiên cố hoá kênh mƣơng, đầu tƣ hạ tầng làng nghề, hạ tầng thuỷ sản 3.000 tỷ đồng; hỗ trợ vốn xây dựng nhà ở cho

hộ nghèo 500 tỷ đồng; thực hiện Đề án xây dựng nhà ở xã hội 1.000 tỷ đồng; cấp bù chênh lệch lãi suất 2.500 tỷ đồng; bổ sung vốn điều lệ Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ƣơng 500 tỷ; bổ sung kinh phí xúc tiến thƣơng mại trong và ngoài nƣớc; hỗ trợ các doanh nghiệp để duy trì lao động, mở rộng sản xuất và xuất khẩu 1.000 tỷ đồng,...

Nổi bật là số tiền là 22.200 tỷ đồng đƣợc ƣu tiên cho các lĩnh vực thiết yếu nhƣ đầu tƣ cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế… thể hiện rõ mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngoài ra vốn hỗ trợ cho 61 huyện nghèo cũng đáng ghi nhận vì ngƣời nghèo vốn là thành phần chịu tổn thƣơng nặng nề khi khủng hoảng xảy ra và họ sẽ sử dụng hiệu quả số tiền đƣợc trợ cấp, đúng với mục tiêu kích cầu. Và gói 9.000 tỷ đồng hƣớng đến nhìu mục tiêu và thành phần kinh tế khác nhau nhƣng nhìn chung không xa rời mục tiêu chính thƣờng thấy trong các gói kích cầu là tăng cƣờng chi tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng cũng nhƣ hỗ trợ ngƣời nghèo, trong đó có thể thấy có phần nghiêng về hỗ trợ hoạt động xuất khẩu nhƣ đầu tƣ hạ tầng thủy sản, xúc tiến thƣơng mại trong và ngoài nƣớc, …

Chuyển nguồn vốn đầu tƣ kế hoạch năm 2008 sang năm 2009: Khoảng 30.200 tỷ đồng.

Chính phủ đã trình Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội cho phép kéo dài thời gian giải ngân vốn ngân sách Nhà nƣớc và trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2008 đến hết tháng 6 năm 2009 với số vốn NSNN khoảng 22.500 tỷ đồng và vốn trái phiếu chính phủ khoảng 7.700 tỷ đồng.

Số tiền này sẽ đƣợc chính phủ sử dụng để chi tiêu vào các đối tƣợng cụ thể còn lại trong gói kích cầu .

Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ trong năm 2009: Khoảng 20.000 tỷ đồng. Theo đó, 20.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ sẽ đƣợc bố trí theo các nguyên tắc ƣu tiên cho dự án cấp bách là ký túc xá sinh để đảm bảo trong 2 năm (2009 và 2010) sẽ có khoảng 200.000 chỗ ở cho các sinh viên học tại các trƣờng ở Hà Nội, TP HCM, Thái Nguyên, Cần Thơ, Đà Nẵng và Huế. Tiếp đến là bổ sung cho các dự án thủy lợi nhỏ miền núi, đƣờng ôtô đến trung tâm xã chƣa có đƣờng ôtô theo Nghị quyết số 33 của Quốc hội.

Trong đó, dự án ký túc xá sinh viên đƣợc bổ sung 8.000 tỷ đồng; Lĩnh vực giao thông vận tải với 6.500 tỷ đồng, gồm các dự án do trung ƣơng quản lý 2.500 tỷ đồng (do Bộ Giao thông vận tải quản lý là 1.800 tỷ, Bộ Quốc phòng quản lý là 700 tỷ đồng); Các dự án do địa phƣơng quản lý: 4.000 tỷ đồng (trong đó đƣờng ôtô đến trung tâm các xã chƣa có đƣờng ôtô là 3.000 tỷ đồng).

Lĩnh vực thủy lợi dự kiến đƣợc bổ sung 2.000 tỷ đồng, gồm dự án do trung ƣơng quản lý là 1.000 tỷ đồng và dự án do địa phƣơng quản lý là 1.000 tỷ đồng; Dự án thuộc Chƣơng trình kiên cố hóa trƣờng, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên khoảng 1.500 tỷ đồng; Dự án y tế

Một phần của tài liệu Bài học từ gói kích cầu – hướng đi cho việt nam đối phó với khủng hoảng (Trang 28 - 35)